Trong Tam Quốc, Tào Tháo quý trọng tài năng của Quan Vũ, Tôn Quyền yêu quý tài năng của Chu Du, Lưu Bị coi trọng tài năng của Gia Cát Lượng. Tuy nhiên, người biết quý tiếc nhân tài nhất lại không phải 3 người này.

Ảnh: Poster phim “Tam quốc diễn nghĩa” 1996.

Thời Tam Quốc được biết tới là một trong những giai đoạn lịch sử đặc sắc nhất Trung Hoa với sự xuất hiện của vô số các anh hùng hào kiệt. Vì vậy mà người xưa có câu: “ʟᴏạɴ thế xuất anh hùng”.

Câu nói này càng được minh chứng mạnh mẽ trong một thời kỳ đầy hỗn ʟᴏạɴ và khốc liệt như Tam Quốc. Thời thế hỗn ʟᴏạɴ và hàng loạt tranh chấp nảy sinh trong những năm cuối của nhà Đông Hán đã tạo ra vô số anh hùng, hào kiệt.

Trong bối cảnh quần hùng khắp nơi nổi lên tranh cứ, chỉ có ba thế lực mạnh nhất vươn lên dẫn đầu, đó là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô.

Trong số này, Tào Ngụy được coi là thế lực mạnh nổi trội hơn cả khi chiếm nhiều ưu thế. Tào Tháo chính là vị quân chủ đứng đầu tập đoàn ch.ính tr.ị này. Ông nổi tiếng đa mưu túc trí, rất chú trọng đến việc chiêu mộ nhân tài. Không chỉ củng cố binh hùng, tướng mạnh, Tào Tháo cũng đặc biệt đầu tư đến vấn đề tìm kiếm mưu sĩ..

Tuy nhiên, người biết quý tiếc nhân tài nhất bấy giờ lại là Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng (181 – 234), tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, là một quân sư, nhà ch.ính tr.ị, ngoại giao kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Ông được coi là khai quốc công thần, Thừa tướng của nhà Thục Hán trong thời Tam Quốc.

Là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa nhưng hình tượng Khổng Minh Gia Cát Lượng được biết đến chủ yếu qua cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Tam Quốc diễn nghĩa” của nhà văn La Quán Trung.

Không chỉ được biết đến với các diệu kế, chiến công lừng lẫy giúp Lưu Bị phục hưng Hán Thất, Gia Cát Lượng còn là người rất biết quý tiếc nhân tài.

1. Gia Cát Lượng tiến cử Bàng Thống

Bàng Thống là người nổi tiếng giống như Gia Cát Lượng. Năm đó, Từ Thứ vì sắp phải rời xa Lưu Bị nên mới tiến cử Gia Cát Lượng, thế nhưng Gia Cát Lượng lại rộng lòng tiến cử Bàng Thống, sự việc này không khỏi khiến người đời ngưỡng mộ. Bởi vì, Bàng Thống có chút lòng dạ hẹp hòi, nếu tiến cử người này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến địa vị của ông:

“Khổng Minh đi tới bờ sông chợt thấy một người mặc áo bào trúc đi tới vỗ vai cười nói: ‘Ngươi chọc Chu Du tức quá mà ᴄʜếᴛ, lại còn sang điếu tang, dễ khinh Ðông Ngô không có người biết hay sao?’

Khổng Minh thất kinh, nhìn lại thì ra là Phượng Sồ tiên sinh Bàng Thống. Khổng Minh cũng cười to, rồi hai người dắt nhau xuống thuyền trò chuyện. Khổng Minh đã để lại một phong thư cho Bàng Thống, trong thư viết: ‘Dự liệu Đông Ngô trọng dụng người mưu lược cũng không dùng túc hạ.

Nếu không được như ý, hãy đến Kinh Châu phò tá Huyền Đức. Người này rộng nhân hậu đức, sẽ không phụ sở học của túc hạ’. Bàng Thống nhận lời rồi chia tay. Khổng Minh cũng quay trở lại Kinh Châu”. [Trích hồi thứ 57: Gia Cát Lượng khóc viếng Chu Du, huyện Lỗi Dương tiểu Phụng Hoàng xử lý công việc]. 

Sau này Bàng Thống lâm n.ạn tại gò Lạc Phượng mà ᴄʜếᴛ, một phần cũng bởi vì lòng đố kỵ với tài hoa của Gia Cát Lượng. Ngược lại, Gia Cát Lượng luôn thể hiện cho mọi người thấy một tấm lòng khoáng đạt rộng lớn.

2. Trọng dụng Ngụy Diên

Ngụy Diên là người có tâm ᴘʜảɴ nghịch. Gia Cát Lượng biết Ngụy Diên có ý tạo ᴘʜảɴ mà không hạ lệnh ɢɪếᴛ cũng bởi vì ông coi trọng nhân tài. Tuy nhiên, sau này việc buộc phải ɢɪếᴛ Ngụy Diên cũng là sự bất đắc dĩ:

“Khương Duy bước vào trong trướng trông thấy Khổng Minh vai vác thanh trường k.iếm, đạp cương bộ tấu, trấn áp sao Tinh. Chợt nghe bên ngoài có tiếng hò hét khiến lòng người không khỏi hoang mang tự hỏi, Ngụy Diên bước nhanh từ ngoài vào nói rằng: ‘Binh Ngụy đến!’ Ngụy Diên gấp gáp bước dài đến dập tắt ngọn đèn sao.

Khổng Minh quăng k.iếm xuống mà than: ‘Sống ᴄʜếᴛ là có số mệnh, không thể cầu mà được’. Ngụy Diên s.ợ h.ãi quỳ xuống nhận tội. Khương Duy ph.ẫn n.ộ, rút k.iếm muốn ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ Ngụy Diên.

Thấy vậy Khổng Minh vội ngăn lại: ‘Đây là mệnh của ta đã hết, không thể kéo dài thêm nữa’. Hãy thu k.iếm về đi. Khổng Minh thổ huyết, miệng cố nói mấy câu rồi trở lại giường. Ông nói với Ngụy Diên: ‘Đây là do Tư Mã Ý đoán ta có bệnh, cố ý để người đến thăm hỏi xem thực hư. Ngươi hãy nhanh ra nghênh đón địch’.

Ngụy Diên vâng mệnh lên ngựa dẫn binh ra nghênh đón. Hạ Hầu Bá nhìn thấy Ngụy Diên thì không khỏi cuống cuồng cho quân rút lui. Ngụy Diên cho quân đuổi theo hơn 20 dặm mới về. Khổng Minh lại lệnh cho Ngụy Diên trở lại trại canh gác.

Sau đó Khổng Minh cho gọi Mã Đại vào trướng, ghé sát vào lỗ tai để nghe mật kế. Gia Cát Lượng nói: ‘Sau khi ta ᴄʜếᴛ, ngươi có thể theo kế này mà hành động’. Mã Đại nghe xong kế sách liền bước ra ngoài”.

Thực ra, Gia Cát Lượng đã hiểu được đạo lý “con người không thể xoay chuyển được trời đất”. Trong trướng ông sắp đặt 7 ngọn đèn sao, trong lòng cũng là có chút không đành, cuối cùng xem có nên ɢɪếᴛ hay không ɢɪếᴛ Ngụy Diên. Bởi ông hiểu được, chỉ cần ông vừa ᴄʜếᴛ thì Ngụy Diên nhất định sẽ tạo ᴘʜảɴ. Chỉ là, dù sao Ngụy Diên cũng là một người có tài, hơn nữa cũng theo ông trong nhiều năm như vậy nên trong tâm có chút không nỡ.

Ngụy Diên dập tắt 7 ngọn đèn sao giống như là ý Trời muốn vậy. Hành động này khiến người ph.ẫn n.ộ, hơn nữa cũng giúp Gia Cát Lượng hạ quyết tâm ɢɪếᴛ Ngụy Diên. Tuy nhiên, để mọi người tin phục, đợi đến lúc người này thật sự tạo ᴘʜảɴ mới động thủ, cũng cho thấy đây là Gia Cát Lượng bất đắc dĩ mới làm như vậy.

Gia Cát Lượng có thể làm thành công đại sự là bởi ông có tấm lòng khoáng đạt rộng lớn, trân quý từng nhân tài, bao gồm cả người có lòng dạ hẹp hòi như Bàng Thống và người có tâm làm ᴘʜảɴ như Ngụy Diên.

So với Gia Cát Lượng thì sự quý tiếc nhân tài của những người khác đều không bằng ông. Trong ‘Tam Quốc Diễn Nghĩa’ đã viết rất rõ: người muốn làm nên nghiệp lớn thì nhất định phải loại bỏ tâm đố kỵ.