Khi mãnh tướng này còn sống là vẫn còn có người áp chế ngang bằng với Tư Mã Ý nhưng khi người này ᴄʜếᴛ rồi, Tư Mã Ý liền bớt đi một vật cản, càng có nhiều thời gian, tâm sức đối phó với Thục Hán khiến Gia Cát Lượng phải hối hận.

Là một trong ba quân chủ trọng nhân tài nhất Tam Quốc nên Tào Tháo là vị quân chủ chiêu mộ được nhiều tướng lĩnh, mưu sĩ thuộc hàng đệ nhất trong Tam Quốc như Quách Gia, Tuân Úc, Giả Hủ, Điền Vi, Hứa Chử…

Vì hiểu được chân lý nhân tài là một yếu tố đặc biệt quan trọng nếu muốn xây dựng cơ đồ, tranh đoạt thiên hạ nên Tào Tháo càng ra sức “săn đón” hoặc tìm đủ mưu kế để kéo người tài trong thiên hạ về tay mình mà lập nên Tào Nguỵ hùng mạnh thời bấy giờ.

Trong số các tướng hàng Tào phải kể đến “cánh tay phải” của Viên Thiệu đã giúp Tào Nguỵ “đánh đông dẹp bắc” là Trương Cáp.

Trương Cáp (?- năm 231) tự Tuấn Nghệ, là người quận Hà Gian Ký Châu (nay thuộc thành phố Nhậm Khâu tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc). Nổi tiếng là người “gặp chuyện khéo léo biến hóa”, đầu tiên đi theo Hàn Phức, sau đi theo Viên Thiệu.

Tuy nhiên trong trận Quan Độ bị đồng liêu é.p b.ứ.c, không còn cách nào khác buộc phải đầu hàng Tào Tháo.

Khi về với Tào Nguỵ ông trở thành tướng lĩnh đã cống hiến rất nhiều năm và cũng là một trong số ít các vị tướng lĩnh sống khá thọ của thế lực Tào Ngụy. Trương Cáp không chỉ giỏi dẫn quân tác chiến mà ông cũng vô cùng trung thành tận tụy với tập đoàn Tào Ngụy, vì thế ông rất được Tào Tháo trọng dụng.

Bị mưu sĩ Quách Đồ ʜãᴍ ʜạɪ?

Trong trận chiến Quan Độ, Trương Cáp nhiều lần bày mưu và khuyên Viên Thiệu nhưng ông ta không nghe lời. Trận Ô Sào đại bại, Trương Cáp bị Quách Đồ gièm pha. Viên Thiệu vốn thiếu quyết đoán tin lời Quách Đồ có ý h.ạ.i Trương Cáp, dẫn đến việc Trương Cáp chạy sang đầu quân cho Tào Tháo.

Từ đó về sau Trương Cáp cùng Tào Tháo công Ô Hoàn, phá Mã Siêu, giáng Trương Lỗ, lập công liên tục.

Năm 218, Hạ Hầu Uyên ᴄʜếᴛ trong trận chiến tại núi Định Quân, Trương Cáp lên thay soái, đưa quân rút lui an toàn. Sau khi Tào Phi lên xưng đế, Trương Cáp được lên làm Tả tướng quân, cùng Hạ Hầu Thượng vây đánh Giang Lăng. Trương Cáp nổi tiếng là dụng binh khéo léo.

Đặc biệt là Công Nguyên 228, Trương Cáp cùng Tào Chân chống đỡ Gia Cát Lượng ở phía Tây, đánh bại quân Thục ở Nhai Đình, buộc địch phải rời khỏi Hán Trung.

Năm 228, Trương Cáp từng ph.á giải được bố trận của Gia Cát Lượng, buộc Gia Cát Lượng phải lui về Hán Trung, vì vậy mà được thăng làm Trừng Tây xa kỵ Tướng quân.

Trận Trần Thương

Sau khi giành được chiến thắng lớn trong trận Nhai Đình, Trương Cáp bị điều về Kinh Châu để chi viện Tư Mã Ý tác chiến với nước Ngô.

Năm 228, Gia Cát Lượng công đánh Trần Thương, Ngụy Minh Đế gọi Trương Cáp quay về kinh đô gấp, còn đích thân đến thành Hà Nam thiết đãi yến tiệc để đưa tiễn Trương Cáp, và nói: “Đợi tướng quân đến đó rồi, liệu Gia Cát Lượng đã chiếm được Trần Thương rồi không?”

Trương Cáp biết Gia Cát Lượng chinh chiến mà không có quân chi viện nên sẽ thiếu lương thực, chắc chắn không thể ứng chiến lâu, liền trả lời Ngụy Minh Đế: “Thần còn chưa đến, Gia Cát Lượng đã đi rồi, tính ra lương thảo của Gia Cát Lượng chống đỡ được không quá mười ngày”.

Sau đó Trương Cáp vội vàng đi đến Nam Trịnh ngay trong đêm, Trương Cáp vừa đến nơi, Gia Cát Lượng đành phải lui binh, vì vậy mà Trương Cáp được phong làm Trừng Tây xa kỵ Tướng quân. Đoạn này đủ để cho thấy được mưu trí và thuật tính toán của Trương Cáp rồi.

Sau này, câu thành ngữ “Khuất chỉ khả số” (đếm trên đầu ngón tay) được diễn biến từ đoạn lịch sử này mà ra, dùng để diễn tả số lượng rất ít.

ᴄʜếᴛ dưới tay Tư Mã Ý

Tư Mã Ý là kẻ có tâm mưu phản, nhưng dưới sự áp chế của Tào Tháo và Tào Phi, ông ta không dám hành động. Tuy nhiên sau này, khi các vị tướng tài lần lượt qua đời, Tư Mã Ý bắt đầu không kiềm chế được dã tâm của bản thân nữa.

Song trên con đường mưu cầu quyền lực của Tư Mã Ý lại vướng phải một cản trở lớn, người ấy chính là Trương Cáp.

Là “cái gai trong mắt” nên Tư Mã Ý thời thời khắc khắc lúc nào cũng mong có thể loại trừ được người này.

Về sau, Tư Mã Ý rốt cục cũng đợi được cơ hội. Phụng lệnh dẫn đại quân chiến đấu với Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý luôn muốn tìm cơ hội để đẩy Trương Cáp vào tử lộ. Mà Gia Cát Lượng cũng vừa hay đang có ý định loại trừ Trương Cáp.

Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng tuy rằng chưa từng nói thẳng với nhau nhưng cũng coi như là ngầm hiểu nhau, cho nên trong một lần động binh, Gia Cát Lượng cố ý để lại sơ hở và đặt b.ẫ.y. Một lão hồ ly như Tư Mã Ý vốn đã hiểu rõ về Gia Cát Lượng chắc chắn đã nhìn ra được sơ hở, nhưng lại cố tình để Trương Cáp dẫn quân đuổi theo trước.

Trương Cáp vỗn cũng cảm thấy có ɴɢᴜʏ ʜɪểᴍ, nhưng suy cho cùng Tư Mã Ý lúc ấy cũng là cấp trên của ông cho nên Trương Cáp không thể vô duyên vô cớ cãi lệnh được, buộc phải dẫn quân tiến lên đuổi theo. Kết quả là Trương Cáp trúng mai phục, ᴄʜếᴛ tại trận.

Sau khi Gia Cát Lượng bố trí mai phục, ɢɪếᴛ được Trương Cáp trong lòng cũng rất vui mừng, nói với người bên cạnh rằng vốn là muốn bắn ᴄʜếᴛ con ngựa, nào ngờ bẫy nhầm con nai.

Nhưng khi nghĩ kỹ lại, Gia Cát Lượng mới nhận ra bản thân lại chẳng được lợi lộc gì. Trương Cáp còn sống là vẫn còn có người áp chế ngang bằng với Tư Mã Ý trong triều đình, giúp bản thân có thể giảm bớt áp lực, nay Trương Cáp ᴄʜếᴛ rồi, Tư Mã Ý liền bớt đi một vật cản, càng có nhiều thời gian, tâm sức đối phó với Thục Hán hơn.

Chính vì thế, sau khi ɢɪếᴛ được Trương Cáp, Gia Cát Lượng đã ngay lập tức thấy hối hận, tự trách bản thân bị trúng kế của Tư Mã Ý, nhưng khi đó hối hận cũng đã muộn.

Từ đó về sau, quả nhiên là Tư Mã Ý càng có được nhiều quyền lực hơn, con đường mưu quyền soán vị ngày càng rộng mở hơn, thậm chí sau này khi Tư Mã Ý soán ngôi thành công cũng chẳng có ai đứng ra ngăn cản cả, việc này phải kể đến một phần “giúp sức” của Gia Cát Lượng.