Ung thư là “nỗi lo của toàn nhân loại” vì đến giờ chúng ta vẫn chưa có cách để đối phó với chúng triệt để. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có 14,1 triệu mới mắc, trong đó số ca tử vong là 8,8 triệu (15,7%).
Nhắc đến bệnh ung thư ai cũng có chung một cảm xúc đó là e sợ, nhưng bạn có biết rằng các tế bào ung thư cũng có những nỗi sợ riêng của chúng. Đặc biệt, ung thư rất sợ phải đối mặt với những thực phẩm có tác dụng tiêu diệt tế bào ác tính và giúp cho hệ miễn dịch phát triển khỏe mạnh hơn. Đó chính là 4 món ăn quen thuộc dưới đây.
1. Ung thư “sợ” tỏi
Tỏi là một loại gia vị có mùi thơm đặc biệt. Tỏi không chỉ chứa chất đạm, chất béo, nhiều loại nguyên tố vi lượng, có tác dụng bổ sung dinh dưỡng mà còn có thể khử trùng tiêu viêm, ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư đường tiêu hóa.
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tỏi có thể ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite trong dịch vị, ngăn cản sự hình thành nitrosamine, giúp phòng ngừa ung thư dạ dày. Ngoài ra, tỏi còn có thể ngăn cản sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng, chất gây ung thư đối với cơ thể. Đồng thời, thành phần germanium và selen trong tỏi cũng giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch để chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.
2. Ung thư “sợ” selen
Các thử nghiệm lâm sang tại Mỹ diễn ra từ năm 1990-2005 cho thấy selen có tác dụng rất lớn trong việc giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, đại trực tràng. Đặc biệt, selen có thể giảm tới 65% nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến.
Selen có mặt trong các loại cá như cá thu, cá ngừ, cá cơm, cá trích, cá chỉ vàng, cá hồi, cá mòi…
Những người thường xuyên bổ sung selen có thể có cơ thể khỏe mạnh hơn, đặc biệt là khả năng miễn dịch và sức đề kháng của gan.
Selen có mặt trong các loại cá như cá thu, cá ngừ, cá cơm, cá trích, cá chỉ vàng, cá hồi, cá mòi. Selen cũng có ở động vật có vỏ (hàu, sò điệp, tôm hùm), trong nấm, lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc nguyên hạt…
3. Ung thư “sợ” thực phẩm giàu folate
WHO cho rằng một chế độ ăn thiếu folate có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc ung thư ruột kết . Vì vậy từ lâu tổ chức này đã khuyến cáo người dân nên tăng cường folte vào thực đơn mỗi ngày.
Bên cạnh đó, việc sử dụng axit folic (một dạng tổng hợp của folate được các nhà sản xuất thêm vào nhiều thực phẩm như bánh mì, mì ống, ngũ cốc) đã được chứng minh có thể giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết xuống thấp hơn.
Một số loại thực phẩm giàu folate phổ biến nhất là: cải bó xôi, đậu lăng, đậu thận, măng tây, dưa lưới, trứng, ngũ cốc…
4. Ung thư “sợ” bông cải xanh
Theo một nghiên cứu thực hiện bởi trường Đại học Illinois, công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh: Đã có bằng chứng cho thấy bông cải xanh và mầm bông cải xanh có thể tiêu diệt các tế bào ung thư cứng đầu nhất. 2 loại rau này đều chứa myrosinase – một loại enzyme sống rất cần thiết để tạo nên sulforaphane, hoạt chất giúp cơ thể kháng lại ung thư.
Theo bà Elizabeth Jeffery – giáo sư dinh dưỡng trường Illinois, để tăng tối đa hiệu quả trong việc đẩy lùi nguy cơ ung thư, chúng ta nên kết hợp ăn đồng thời cả bông cải xanh và mầm bông cải xanh. Cả hai loại rau này đều cho thấy công dụng thần kỳ của mình trong việc chống ung thư vú ở nữ giới.
Ăn côn trùng có thể giúp chống ung thư
Với 4 món ăn phổ biến nói trên thì chắc chăn ai cũng biết. Tuy nhiên, có một loại thực phẩm cũng được các nhà khoa học xếp vào danh sách “có thể giúp chống ung thư”. Đó là… côn trùng.
Vào tháng 7 năm 2019, các nhà khoa học tại Đại học Rome (Ý) đã công bố một thử nghiệm cho thấy các loại côn trùng như kiến, châu chấu và tằm rất giàu chất chống ô xy hóa , thậm chí một số loài còn cao gấp 5 lần nước cam, có tác dụng chống ung thư.
Các nhà khoa học cho biết, có gần 1/4 số người trên thế giới đã ăn côn trùng và đạt kết quả ngoài mong đợi. Theo nhà khoa học Mauro Serafini: “Những loại côn trùng có thể ăn được là nguồn cung cấp protein, a xít béo không bão hòa đa, khoáng chất, vitamin và chất xơ tuyệt vời. Trong tương lai, con người có thể điều chỉnh chế độ ăn hiện tại theo hướng tiêu thụ nhiều côn trùng hơn để tăng cường các chất chống ô xy hóa cho cơ thể. Ngoài ra, nuôi côn trùng cũng ít thải khí carbon ra môi trường hơn các loài gia súc”.
Với côn trùng, việc ăn thực vật có thể chính là nguyên nhân giúp chúng có nhiều chất chống ô xy hóa. Trong khi đó, các chất chống ô xy hóa có thể làm giảm các gốc tự do – nguyên nhân làm hỏng ADN, protein, các bộ phận của tế bào và gây bệnh ung thư.
Ở Việt Nam, một số loại côn trùng có thể sử dụng làm thực phẩm là: Châu chấu, dế mèn, nhộng, cà cuống, đuông dừa…