Do ảnh hưởng của lối tư duy bản quyền, nhiều tác giả vướng vào lối suy nghĩ dựa dẫm “đứng trước tán cây được hưởng bóng mát”, hoàn toàn dựa vào ánh hào quang của tác phẩm thành công trước đó để thu hút sự quan tâm của công chúng.
Gần đây, bộ phim Đại Tống cung từ (Lưu Đào và Châu Du Dân đóng) đã gây tranh cãi vì bị cho là “đ͢ầ͢u͢ ͢v͢o͢i͢ ͢đ͢u͢ô͢i͢ ͢c͢h͢u͢ộ͢t͢”. Nhà sản xuất vốn hy vọng dựa vào tiếng vang của bộ phim Đại Minh cung từ cách nay 20 năm, một lần nữa tạo ra tác phẩm hiện tượng, nhưng điều khiến bộ phim trở thành “hot search” lại là điểm số tụt dốc không phanh xuống mức cực thấp 4.1 điểm và những lời chê bai của dân mạng. Mấy năm trở lại đây, trong sáng tác văn nghệ, thịnh hành lối tư duy “đáp chuyến xe tiện lợi IP” (bản quyền), nhưng IP không phải “bùa hộ mệnh” của tác phẩm văn nghệ, Đại Tống cung từ là minh chứng mới nhất cho thấy “bùa IP” mất linh. Sau đây chúng ta hãy cùng phân tích về mô hình tạo IP hiện tại.
Bộ phim Đại Tống cung từ bị đánh giá là “đ͢ầ͢u͢ ͢v͢o͢i͢ ͢đ͢u͢ô͢i͢ ͢c͢h͢u͢ộ͢t͢” khi nhà sản xuất không truyền cải được linh hồn của kịch bản
Dùng quan niệm biểu dương tiến hành “cải biên có linh hồn”
Trong quá trình cải biên IP, quan niệm biểu dương hợp lý, chính xác là tiền đề và cơ sở bảo đảm cho việc sáng tác được thành công. Lấy ví dụ việc sáng tác phim ảnh, các yếu tố cốt lõi như chủ đề tinh thần, bối cảnh, mạch truyện, đặc điểm nhân vật trong nguyên tác nên được giữ lại và phát huy, còn những phần không thích hợp dùng hình ảnh để thể hiện, không phù hợp với quy định truyền thông thì nên được giảm thiểu hoặc xóa bỏ. Tuy nhiên, có một số tác phẩm cải biên IP gây tranh cãi ở những mức độ khác nhau do xử lý không đúng trong vấn đề này.
Lưu kim tuế nguyệt được cải biên nhưng do di dời thời đại bối cảnh và địa điểm trong nguyên tác, dẫn đến xa rời cuộc sống hiện thực
Điển hình là bộ phim Lưu kim tuế nguyệt (Lưu Thi Thi và Nghê Ni đóng) được cải biên từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Diệc Thư kể về xã hội Hong Kong thời thập niên 80 thế kỷ 20, chỉ đơn giản là di dời thời đại bối cảnh và địa điểm trong nguyên tác, nhưng dẫn đến hoàn cảnh xã hội và nội hàm văn hóa mâu thuẫn nhau, bầu không khí thời đại bị rối loạn, khiến tác phẩm kém chân thực và xa rời cuộc sống hiện thực.
IP không phải “bùa hộ mệnh” và “thuốc trị bệnh” của việc sản xuất phim, bản thân nó không phân biệt đúng sai, mấu chốt là ở thái độ đối với nguyên tác và năng lực cải biên nguyên tác của nhà biên kịch, tức là có thể xác nhận và nắm bắt “lõi vàng” của nguyên tác hay không, có thể khai thác điểm nổi bật và che giấu nhược điểm hay không, có thể áp dụng quan niệm biểu dương vào việc sáng tác một cách đến nơi đến chốn hay không… Chỉ có nhìn nhận những vấn đề này một cách tỉnh táo lý trí, thì mới có thể dùng “cải biên có linh hồn” chinh phục khán giả.
Sử dụng các cuộc “đối thoại sâu sắc” bằng các ngôn ngữ khác nhau mở ra con đường chuyển đổi
Do nguồn khai thác có thể là tiểu thuyết, truyện tranh thậm chí là game nên các bộ phim truyền hình cải biên IP thường đối mặt với vấn đề chuyển hóa hữu cơ của ngôn ngữ và phương tiện truyền đạt khác nhau. Chính vì thế người cải biên phải am hiểu thuộc tính ngôn ngữ và logic sáng tác của nhiều thể loại nghệ thuật khác nhau, thông qua cách diễn đạt ngôn ngữ hình ảnh tinh tế và chân thực, đem phong cách và chủ đề của nguyên tác ngấm vào tác phẩm, thể hiện nó một cách trọn vẹn “mười phân vẹn mười”.
Trọng điểm của cải biên IP là ở chuyển hóa, mà bản chất của chuyển hóa nằm ở việc tìm ra mật mã liên kết và con đường đối thoại của hai loại, thậm chí nhiều loại hệ thống biểu đạt ngôn ngữ. Kiểu liên kết và đối thoại này nhất định phải có chiều sâu chứ không thể hời hợt, phải chạm đến giá trị quan phổ biến và bản chất con người, đề cao quan niệm nghệ thuật của sự khoan dung cao độ, tôn trọng quy luật của thẩm mỹ.
Xin chào, Lý Hoán Anh mất 3 năm trau chuốt lời thoại và chỉnh sửa kịch bản, đào sâu khai thác ý nghĩa chủ đề mới thành công
Bộ phim Xin chào, Lý Hoán Anh được cải biên dựa theo tiểu phẩm sân khấu cùng tên, chính là sử dụng nền tảng ý tưởng cốt lõi của nguyên tác, sau đó tiến hành đào sâu khai thác ý nghĩa chủ đề, xây dựng mối liên hệ nghệ thuật sâu sắc giữa phim và tiểu phẩm. Cuối cùng trở thành trường hợp điển hình của tác phẩm phái sinh vượt trội hơn nguyên tác về giá trị thẩm mỹ và ảnh hưởng xã hội.
Xem “Kể chuyện hay” như phương pháp cân bằng giữa khả năng truyền miệng và thị trường
Dù là nguyên tác hay cải biên dựa theo IP, kể chuyện hay đều là cách duy nhất để tạo ra tác phẩm văn nghệ tinh xảo. Nhất là dưới tác động của tư duy IP, một số tác giả khó tránh có lối suy nghĩ dựa dẫm “đứng trước tán cây được hưởng bóng mát”, hoàn toàn dựa vào ánh hào quang của tác phẩm thành công trước đó để thu hút sự quan tâm của công chúng, để đạt mục đích nổi tiếng, mà lười biếng lơ là trong cách kể chuyện.
Bộ phim Thị thần lệnh quy tụ hai diễn viên thực lực Trần Khôn và Châu Tấn, nhưng vì kịch bản cải biên quá yếu, khiến khán giả quay lưng
Việc coi thường thuộc tính căn bản nhất của tác phẩm phim ảnh, dẫn đến hậu quả tất yếu là bị khán từ chối. Chẳng hạn, bộ phim Thị thần lệnh được cải biên từ một trò chơi nổi tiếng, tuy quy tụ dàn diễn viên ăn khách có sức hút phòng vé, nhưng bộ phim vẫn ế, doanh thu phòng vé thảm hại, nguyên nhân là do tình tiết quá yếu ớt và lỏng lẻo.
Sự cố gắng của Lưu Đào và Châu Du Dân đã không cứu vớt được Đại Tống cung từ khi bộ phim bị cho là thảm họa của cải biên IP
Trong lĩnh vực truyền hình, với sức hút và tình cảm sẵn có của khán giả đối với bộ phim Đại Minh cung từ, đến phim Đại Tống cung từ đáng lý phải tạo nên cơn sốt đón xem, nhưng bộ phim này lại lộ rõ sự “sụp đổ” trong cách dẫn chuyện, khi kể chuyện mà lạc điệu thường sẽ khiến người ta có cảm giác vội vã như chạy show, có một số cảnh hời hợt qua loa, có một số cảnh quá hư cấu, còn có một số cảnh thiếu tiết chế. Tương tự là H͢o͢a͢n͢ ͢l͢ạ͢c͢ ͢t͢ụ͢n͢g͢ 2, bộ phim này có một số tình tiết thêu dệt thái quá, hiệu ứng chủ đề dẫn đến hiệu quả “buôn bán lo lắng”, làm tổn hại đến phần lớn danh tiếng mà series H͢o͢a͢n͢ ͢l͢ạ͢c͢ ͢t͢ụ͢n͢g͢ đã tích lũy được trước đó.
Tư duy IP trong môi trường sản xuất phim hiện tại vẫn còn có thị trường như trước, nhưng muốn sử dụng tốt tư duy IP, chung quy vẫn là phải xác nhận làm thế nào kể chuyện hay. Đối với người sáng tác mà nói, điều cần cảnh giác nhất là việc bỏ gốc lấy ngọn “trọng IP khinh câu chuyện”. Nếu lấy việc thấu chi “nền tảng khán giả” mà IP quy tụ được làm cái giá phải trả cho một câu chuyện “mì ăn liền”, chắc chắn mất nhiều hơn được.
Nguồn: https://thegioidienanh.vn/vi-sao-nhieu-phim-cai-bien-cua-hoa-ngu-gan-day-lai-that-bai-tham-hai-52889.html