Khác với 2 người em kết nghĩa “vào sinh ra t.ử” là Quan Vũ và Trương Phi, còn có một võ tướng cũng vì Lưu Bị mà không quên thân mình mà nhảy vào “ɴướᴄ sôɪ ʟửᴀ ʙỏɴɢ”. Đó chính là người mà ông “mượn” từ Công Tôn Toản.

Lưu Bị (161 – 223) tự là Huyền Đức, người Quận Trác thuộc U châu, là một vị thủ lĩnh quân ph.iệt, hoàng đế khai quốc nước Thục Hán thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Lưu Bị trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Từ một người làm nghề đan giày dệt chiếu, Lưu Bị đã chuyển mình và làm nên kỳ tích, trở thành hoàng đế. Xét cho cùng, thành công của Lưu Bị chủ yếu đến từ biệt tài khai thác và trọng dụng nhân tài. Trong đó nổi bật nhất là 3 lần tới lều cỏ mời Khổng Minh và gây dựng lên đội quân “Ngũ hổ tướng” dũng mãnh.

Khác với 2 người em kết nghĩa “vào sinh ra t.ử” là Quan Vũ và Trương Phi, còn có một võ tướng cũng vì Lưu Bị mà không quên thân mình mà nhảy vào “ɴướᴄ sôɪ ʟửᴀ ʙỏɴɢ”. Không ai khác đó chính là Triệu Vân.

Triệu Vân (? – 229), tự Tử Long, là danh tướng cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Ông nổi tiếng sở hữu võ nghệ cao cường, từng được xem như khai quốc công thần của nhà Thục Hán và được binh sĩ nước này ca ngợi là “Hổ uy tướng quân”.

Kể từ sau khi đi theo phò tá Lưu Bị, Triệu Vân đã lập được không ít công lao trong nhiều trận chiến quan trọng như trận Bác Vọng, trận Trường Bản, trận Hán Thủy…

Thế nhưng có một sự thực mà dường như rất nhiều người thường bỏ qua mỗi khi nhắc tới nhân vật này. Đó là trước khi phò tá Lưu Bị, Triệu Vân từng là thuộc hạ cũ của Công Tôn Toản và được Lưu Bị ngỏ ý “mượn” về “dùng”

Về phần Công Tôn Toản, Qulishi cho rằng nhân vật này thực chất là một người ᴛàɴ ʙạᴏ, nông nổi.

Mặc dù ông quả thực có năng lực, thế nhưng ở trong thời l.oạn thế, nếu không phải là người cực kỳ xuất chúng thì nhất định phải giữ lòng khiêm tốn mới có thể tránh bị đẩy tới bờ ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ.

Năm 191, liên minh chống Đổng Trác tan rã, các chư hầu quay sang đ.ánh lẫn nhau. Viên Thiệu đoạt Ký châu của Hàn Phức, nhiều người đến quy phục. Nhưng Triệu Vân không đến theo Viên Thiệu, lại đến theo Công Tôn Toản. Ông theo Công Tôn Toản chinh chiến, trong đó có những trận đụng độ với Viên Thiệu.

Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung thêu dệt ra việc Triệu Vân giúp Công Tôn Toản đ.ánh thắng Viên Thiệu, đâᴍ ᴄʜếᴛ Khúc Nghĩa. Trong khi đó chính sử ghi rằng Khúc Nghĩa nhiều lần giúp Viên Thiệu đ.ánh thắng Công Tôn Toản ở Giới Kiều, sau quá kiêu ngạo nên bị Viên Thiệu ɢɪếᴛ.

Lưu Bị khi đó lực lượng còn mỏng, cũng đến nhờ Công Tôn Toản. Lưu Bị gặp Triệu Vân, rất quý mến ông và kết giao.

Năm 193, Công Tôn Toản giao tranh với Viên Thiệu, cử Điền Khải đi làm thứ sử Thanh châu để chống Viên Thiệu và sai Lưu Bị đi giúp Điền Khải. Triệu Vân cũng được cử đi tháp tùng.

Triệu Vân là một trong Ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán.

Sau đó Triệu Vân trở về với Công Tôn Toản. Giữa lúc Công Tôn Toản và Viên Thiệu giao tranh á.c liệt, anh cả của Triệu Vân qua đời, ông cáo từ Công Tôn Toản về quê để tang anh. Lưu Bị đoán Triệu Vân nhân dịp này sẽ đi luôn, nên tìm gặp ông và cầm tay hẹn ngày gặp lại. Nhưng một thời gian sau Triệu Vân trở lại và làm cho Lưu Bị thấy Triệu Vân là một người trung thành và thán phục.

Năm 199, Công Tôn Toản bị Viên Thiệu ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ và chiếm cứ U châu. Năm 200, Lưu Bị giao tranh với Tào Tháo ở Từ châu thua trận, chạy đến Ký châu nương nhờ. Triệu Vân đến tìm Lưu Bị, hai người cùng nhau lưu tại Nghiệp Thành (thủ phủ Ký châu). Triệu Vân theo lệnh của Lưu Bị, ngầm chiêu tập binh mã được vài trăm người, Viên Thiệu không hay biết.

Ít lâu sau Viên Thiệu và Tào Tháo đ.ánh lớn, Lưu Bị bỏ Viên Thiệu chạy về phía nam, gặp lại được Quan Vũ và Trương Phi, cùng về Kinh châu theo Lưu Biểu. Triệu Vân theo đi.

Tam quốc diễn nghĩa kể rằng Triệu Vân và Lưu Bị chưa gặp lại nhau khi Lưu Bị còn ở chỗ Viên Thiệu. Hai người gặp lại nhau sau khi anh em Lưu Bị đã đoàn tụ sau thất bại Từ châu.

Trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010, Triệu Vân ban đầu làm việc cho Công Tôn Toản, nhưng lại không được đánh giá cao. Sau khi gặp Lưu Bị, hai người cảm thấy như “nhân duyên tiền kiếp”.

Khi Tào Tháo ᴛấɴ ᴄôɴɢ Từ Châu, Đào Khiêm cầu cứu, Lưu Bị cầu cứu Công Tôn Toản. Công Tôn Toản muốn điều ba ngàn binh lính và ngựa đến giúp đỡ nhưng Lưu Bị đã từ chối, chỉ muốn mượn Triệu Vân. Triệu Vân từ lâu đã ngưỡng mộ nhân phẩm và con người của Lưu Bị nên đã nhận lời đi theo phò tá.

Hồi thứ 11 của “Tam Quốc diễn nghĩa” còn có chi tiết Lưu Bị xin Công Tôn Toản mượn Triệu Vân để tới giải c.ứu Từ Châu. Công Tôn Toản cũng sảng khoái đáp ứng.

Theo Qulishi, dù là trong tiểu thuyết hay ngoài đời thực, việc Công Tôn Toản cho Triệu Vân đi theo Lưu Bị ở vào thời điểm ấy thực tế cũng không phải là chuyện quá kỳ lạ. Lưu Bị bấy giờ lệ thuộc vào Thứ sử Thanh Châu là Điền Khải, mà Điền Khải lại là người dưới trướng Công Tôn Toản.

Cho nên dù Triệu Vân có đi theo Lưu Bị ở vào thời điểm đó thì trước sau cũng vẫn là thuộc hạ của Công Tôn Toản mà thôi. Thế nhưng thế thời ʟᴏạɴ ʟạᴄ, chẳng ai có thể ngờ được rằng Công Tôn Toản sau đó lại bị ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ trong tay Viên Thiệu.

Và sự thực là một Triệu Tử Long từng đi theo ông năm đó sau này lại có cơ duyên với nhà Thục Hán, để rồi trở thành một viên hổ tướng nổi danh dưới trướng Lưu Bị.

Sau khi đến Từ Châu, Triệu Vân đơn thương độc mã lao vào Tào doanh, trong chớp mắt, đã ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ không biết bao nhiêu binh tướng của Tào Tháo. Tào Tháo rất kinh ngạc, liền hỏi thủ hạ của mình đây là tướng của ai, khi biết được Triệu Vân là tướng dưới trướng Lưu Bị, Tào Tháo đã rất ngưỡng mộ.

Sau này ở trận Trường Bản, Triệu Vân bị hàng ngàn binh lính của Tào Tháo bao vây. Tào Tháo lúc này vì yêu mến tài năng của Triệu Vân mà không nhẫn tâm ɢɪếᴛ, kêu thủ hạ b.ắt sống Triệu Vân, không ngờ Triệu Vân lại là một mãnh tướng hiếm thấy, một mình xông ra khỏi vòng vây, lúc rời đi còn không quên để lại danh tính của mình, điều này khiến Tào Tháo vô cùng ngưỡng mộ.