Rốt cuộc đó là thứ gì mà chỉ vừa nhìn vào, tướng lĩnh Tào Ngụy đã biết Thục quốc không thể không diệt vong?

Thời kỳ Tam quốc , Thục quốc là quốc gia bị diệt vong đầu tiên. Khi ấy, vị tướng quân tiêu diệt Thục quốc là Đặng Ngải.

Đặng Ngải có thể nói là người có tài nhưng thành danh muộn. Năm ấy, nhà họ Đặng cũng là một gia tộc lớn ở vùng Tân Dã, Kinh Châu, nhưng Đặng Ngải sinh ra trong thời loạn lạc, làm sao có thể vô ưu vô lo giống con cháu nối dõi của những nhà vương công quý tộc khác?

Chính vì thế nên thuở ấu thơ, Đặng Ngải cũng phải trải qua nhiều vất vả, khó khăn, hơn thế, chính bản thân Đặng Ngải cũng là người ôm chí hướng khát vọng cao lớn, không ngại cuộc sống khó khăn, cần cù hiếu học. Quả nhiên, trời không phụ lòng người, để Đặng Ngải gặp được Tư Mã Ý .

Sau khi được nói chuyện và chia sẻ cùng Tư Mã Ý , Tư Mã Ý nhận thấy Đặng Ngải nói năng hơn người, tâm ôm chí lớn, đoán chắc Đặng Ngải sau này sẽ thành danh, liền tiến cử Đặng Ngải với Tào Duệ.

Về sau, con đường làm quan của Đặng Ngải lên như diều gặp gió, một bước lên mây, lần lượt đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình nhà Ngụy, trở thành một vị tướng vô cùng quan trọng dưới thời Ngụy quốc về sau.

Hình ảnh nhân vật Đặng Ngải trên phim.

Đặng Ngải khi ấy đã dùng cách gì để tiêu diệt nhà Thục?

Công nguyên năm 263, Đặng Ngải khi đó đã gần 60 tuổi được Tư Mã Siêu cử đi tấn công Thục Hán. Thực ra mục đích ban đầu của Tư Mã Siêu khi cử Đặng Ngải và Chung Hội tấn công nhà Thục là để nhằm củng cố quyền lực quân sự của bản thân trong triều, chứ không ngờ được rằng Đặng Ngải lại trực tiếp đưa quân tấn công Thành Đô.

Bởi vì đội quân do hai người thống lĩnh đều chỉ là quân đội bình thường của Ngụy quốc, chứ không phải quân tinh nhuệ, nhưng Đặng Ngải như chúng ta đã miêu tả bên trên, ông chính là người có tài năng, có thể làm nên việc lớn nên không muốn chỉ làm tròn bổn phận trách nhiệm được giao.

Ban đầu, Đặng Ngải và Chung Hội gặp phải Khương Duy – người trấn thủ Kiếm Các, Đặng Ngải đã đưa ra kế sách tấn công bất ngờ.

Vì Chung Hội không đồng ý với cách làm của ông, Đặng Ngải đã đích thân dẫn theo một đội kỵ binh, vượt núi băng đèo đi vòng hơn 700 dặm đột kích phá vòng phòng ngự của Khương Duy, xuất hiện dưới chân thành Thành Đô.

Khi ấy, trấn thủ Thành Đô là Gia Cát Chiêm vẫn còn trẻ tuổi, kinh nghiệm thực chiến của Gia Cát Chiêm còn chưa đủ, đối mặt với một lão tướng như Đặng Ngải quả thực hoàn toàn không phải đối thủ.

Kết quả là, Gia Cát Chiêm lấy tính mạng để bảo vệ quốc gia. Còn Lưu Thiện khi ấy chỉ có thể lựa chọn đầu hàng.

Sau khi tiến vào thành, Đặng Ngải tìm được trong hoàng cung của Lưu Thiện một vật vô cùng quan trọng, nó giống như “sổ hộ khẩu” ngày nay, bên trong ghi chép chi tiết số lượng dân chúng, quân đội và quan lại của Thục quốc.

HÌnh ảnh nhân vật Gia Cát Chiêm trên phim.

Vừa nhìn vào cuốn sổ này, Đặng Ngải đã có thể phán đoán, dù cho Gia Cát Lượng có còn sống lâu hơn đi chăng nữa thì Thục quốc không thể tồn tại được lâu.

Từ cuốn sổ đó, Đặng Ngải thấy được sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa số lượng quan và dân của nhà Thục, cả đất nước chỉ có gần triệu dân nhưng lại phải nuôi dưỡng đến mấy trăm nghìn binh sĩ và quan lại. Chỉ riêng việc này, e rằng dù Gia Cát Lượng có còn sống cũng chẳng thể cứu vãn nổi tình hình của đất nước!

Ngược lại nhà Ngụy, dân số gần 5 triệu người, trong đó chỉ có khoảng hơn hai trăm nghìn binh sĩ và quan lại, tỷ lệ nhân khẩu như vậy mới có thể giúp nhân dân có động lực sản xuất, làm ra của cải kinh tế để từ đó hậu thuẫn cho quân đội.

Có thể thấy, nếu không bại trong tay Đặng Ngải, Thục quốc trước sau cũng bại bởi chính người nước Thục.