Tam quốc diễn nghĩa được đánh giá là một trong bốn tác phẩm văn học kinh điển hay nhất của Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ thứ 14, lấy bối cảnh thời kỳ suy vi của nhà Hán.

Truyện có nhiều yếu tố hư cấu về chi tiết lịch sử, về nhân vật. Ngoài những anh hùng hào kiệt trong lịch sử, xuất hiện xuyên suốt trong tác phẩm là dáng dấp của các mỹ nhân.

Những nhân vật thông minh, tài giỏi, xinh đẹp và có tầm ảnh hưởng lớn đến các anh hùng cái thế. Những mỹ nhân đó phải kể đến Điêu Thuyền, Thái Diễm, Vương Nguyên Cơ…vv… Cùng điểm qua top 10 mỹ nhân đẹp nhất trong tác phẩm này nhé!

Chúc Dung

Theo Tam quốc diễn nghĩa, Chúc Dung là vợ của Mạnh Hoạch Man vương của Nam Man, nàng thường cùng chồng tham gia vào các trận chiến chống lại sự tấn công của quân Thục Hán.

Và cũng là người phụ nữ duy nhất trong Tam quốc diễn nghĩa xông pha trận mạc, trực tiếp giao tranh trước trận tiền.

Nàng chính là mẫu người phụ nữ mạnh mẽ và có nhiều tài năng không kém gì các bậc nam nhi. Tuy nhiên vẫn có thông tin cho rằng Chúc Dung chỉ là một nhân vật hư cấu trong Tam quốc diễn nghĩa.

Bộ Luyện Sư

Bộ Luyện Sư chính là vợ của Tôn Quyền, hoàng hậu Ngô quốc. Bà được sinh ra trong Giang Nam vọng tộc, từ nhỏ đã tinh thông khúc nghệ và tiễn thuật. Sau khi mất, nàng được phong làm hoàng hậu và được chôn cất tại Giang Lăng.

Biện Thị

Vũ Tuyên Biện hoàng hậu hay thường gọi là Biện phu nhân, là một vị thiếp thất của Tào Tháo, xuất thân từ ca kĩ nhưng tính tình hiền lành, nhu mì, nết na khiến ai cũng phải nể trọng.

Tương truyền khi sinh hạ Biện phụ nhân, trong phòng xuất hiện thứ ánh sáng màu vàng rực rỡ. Cha mẹ bà lấy làm lạ, bèn mới thầy bói đến xem.

Vị thầy bói xem xong liền phán “Cũng có cát lợi, tương lai nhất định sẽ gặp phú quý”. Thế nhưng lời thầy bói không ứng nghiệm khi gia cảnh bà càng ngày càng khốn khó, bà bị đẩy vào chốn lầu xanh.

Năm 20 tuổi, bà gặp Tào Tháo và được Tào lấy làm vợ 2, cùng ông phiêu bạt khắp chốn.

Kể từ khi đó cuộc sống của bà mới chuyển sang trang khác, được sống trong nhung lụa giàu sang nhưng bà vẫn không đánh mất đi bản chất lương thiện, đơn sơ, giản dị vốn có của mình.

Thái Diễm

Thái Văn Cơ.  (Thái Diễm) sinh năm 177, tự là Chiêu Cơ, là người Trần Lưu. Cha bà là Thái Ung – một nhà văn, nhà sử học làm quan cuối thời Đông Hán.

Từ nhỏ Thái Văn Cơ đã thừa hưởng tài năng từ cha, nàng rất giỏi đàn và tinh thông thơ ca và văn chương.

Cuộc sống của bà gắn liền với những biến cố lịch sử của thời đại khiến ngươi đời thương cảm bởi sự éo le, đáng tiếc cho một thi sỹ tài năng.

Nàng phải phiêu bạt nhiều năm trên mảnh đất Hung Nô, may mắn gặp được Tào Tháo chuộc bà về cố quốc, nhưng không chuộc được hai đứa con của bà. Điều này khiến bà đau khổ, day dứt suốt quãng đời còn lại của mình.

Tôn Thượng Hương

Tôn Thượng Hương là phu nhân của Thục chúa Lưu Bị, người đã lập ra Thục Hán vào thời kỳ Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Cuộc hôn nhân của bà nhằm giữ vững mối hoà hiệp trong liên quân Ngô – Thục.

Do hai phu nhân trước đó của Lưu bị đều đã qua đời nên Tôn phu nhân dần nắm quyền kiểm soát nhà và con trai Lưu Thiện của Lưu Bị.

Bà được biết đến với tính cách mạnh mẽ, dũng cảm như một nam tử hán, suốt ngày thích cưỡi ngựa bắn cung, luyện tập binh đao, tính tình hào sảng, thắng thắn và cương trực khiến ai tiếp xúc với bà đều không khỏi nể phục.

Đại Kiều

Đại Kiều là con gái lớn của Kiều Huyền, hay Kiều Công, chủ nhân Kiều Gia trang ở huyện Hoàn, quận Lư Giang. Nàng có em gái là Tiểu Kiều, cả hai đều là những trang tuyệt đại giai nhân thời đó.

Với vẻ đẹp nhu mì, trầm lặng, đôi mắt diễm lệ đa sầu, sống nội tâm và tình cảm. Đại Kiều trở thành vợ của TIểu bá vương Tôn Sách, cuộc hôn nhân được cho là mỹ mãn khi trai anh hùng gặp gái thuyền quyên.

Đáng tiếc hạnh phúc chưa được bao lâu thì Tôn Sách qua đời, nàng về quê lấy niềm vui trồng sen để khoả lấp nỗi thương nhớ chồng.

Tiểu Kiều

Tiểu Kiều là vợ của tướng Chu Du, là em gái của Đại Kiều và là người được người đời ca tụng là một trong những mỹ nhân đẹp nhất thời Tam quốc.

Hai chị em Kiều được cho là một trong những nguyên nhân gây ra trận chiến Xích Bích.

Bởi Tào Tháo ngưỡng mộ nhan sắc hai nàng đã lâu, muốn tấn công xứ Giang Đông để bắt hai nàng Kiều về cho riêng mình. Nhưng với tài năng của Tiểu Kiều, nàng đã giúp Chu Du đánh bại Tào Tháo trong trận Xích Bích.

Vương Nguyên Cơ

Vương thị là người huyện Đàm, quận Đông Hải, với xuất thân từ gia đình vọng tộc có ông nội là Đại Tư đồ – một dại thần từng phò tá Tào Nguỵ, cha là Lan lăng hầu Vương Túc, mẹ là phu nhân Dương Thị.

Vương Nguyên Cơ được coi là viên minh châu của gia tộc, khi mới 8 tuổi bà đã kinh tường những cuốn sách kinh điển của nho gia như Kinh thi, Luận ngữ.

Năm 15 tuổi, Nguyên Cơ kết hôn với Tư Mã Chiêu, đây là cuộc hôn nhân chính trị nhưng tình cảm giữa bà và chồng khá sâu đậm.

Nhờ tuệ nhãn nhìn người của Nguyên Cơ đã giúp chồng bà rất nhiều trong việc dẹp tan những kẻ có dã tâm tạo phản trong thời gian Tư Mã Chiêu còn nắm quyền triều đình.

Ngoài vẻ đẹp chim sa cá lặn thì Nguyên Cơ còn nổi tiếng bởi sự thông minh, nết na và được xem là hình tượng hiền thê thục đức điển hình trong xã hội phong kiến.

Chân Lạc

Chân Lạc (183 – 221), tên khác là Chân Mật hay còn gọi là Chân Phu nhân, thuỵ hiệu là Văn Chiêu hoàng hậu, là phi tần của Nguỵ văn đế Tào Phi.

Nàng vốn dĩ là con dâu thứ ba của nhà họ Viên, khi Tào Tháo đem quân đánh Nghiệp Thành, thủ phủ Ký Châu của Viên Thiệu. Nhan sắc lộng lẫy của Chân thị đã khiến Tào Phi muốn đoạt lấy làm vợ ngay lần gặp gỡ đầu tiên.

Vẻ đẹp “sắc nước hương trời” của bà đã được nhà thơ Tào Thực ca ngợi hết lời trong tác phẩm “Lạc thần Phú”. Người này từ nhỏ đã là một thần đồng, tài năng văn học của bà được đánh giá là siêu việt.

Khiến cho ba “cây đại thụ” là Tào Tháo, Tào Phi và Tào Thực phải thán phục, tiếc là số phận của bà bất hạnh không ai bằng khi hạnh phúc với Tào Phi được 8 tháng.

Bà sinh được hai đứa con thì bị thất sủng và càng ngày càng bị chồng ghẻ lạnh. Cuối cùng bà bị ban thuốc độc sau nhiều lần lên tiếng bất mãn.

Điêu Thuyền

Là một trong những nhân vật nữ nổi tiếng của Tam quốc diễn nghĩa với sắc đẹp được xem là “bế nguyệt”. Nàng là con nuôi trong nhà Tư đồ Vương Doãn, được Vương Doãn bày kế gả cho Đổng Trác và Lữ Bố để tuỳ cơ ly gián họ nhằm phá tan liên quân giữa Đổng Trác và Lữ bố.

Với tài năng khéo léo và vẻ đẹp khiến “hoa hờn nguyệt thẹn”, Điêu Thuyền đã làm cho bánh xe lịch sử bị đổi hướng, khiến Đổng Trác bị giết bởi Lữ Bố để có được nàng.

Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa đã nhiều lần được chuyển thể thành phim và khá thành công với sự ủng hộ đông đảo của người xem.