Điều kinh khủng nhất với F0 là việc bị “úp sọt” thua lỗ lại đến từ hành động của người đứng đầu, người từng nói sẽ ”cầm cố cả tài sản” để đưa thị giá về thời huy hoàng.
Giao dịch dưới gầm: Tiền chảy vào túi ai?
Sàn chứng khoán được lập ra với mục đích minh bạch hóa các giao dịch tài chính. Tuy nhiên vẫn còn những giao dịch dưới gầm gây tác động ᴛɪêᴜ ᴄựᴄ đến uy tín thị trường Việt Nam.
Ngay cả những người chơi chứng khoán lâu năm, sự tăng giảm bất thường của các mã cổ phiếu đang được giao dịch trên sàn dường như vẫn là bài toán không có lời giải. Chúng ta đã từng chứng kiến rất nhiều sự vụ “lạ đời” như doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính với nhiều chỉ số ᴛɪêᴜ ᴄựᴄ nhưng thị giá vẫn tăng, thậm chí tăng mạnh, trong khi những thông tin tích cực lại chẳng giúp thị trường khá khẩm hơn.
Trong khoảng 6 tháng trở lại đây, thị trường có sự gia nhập của hàng trăm nghìn tài khoản mới. Họ là những F0 – tay mơ về lĩnh vực này. Bằng một cách nào đó, có thể là nghe ngóng thông tin nội bộ hay tin theo lời khuyên của bạn bè, hoặc lớn hơn là tin vào lãnh đạo doanh nghiệp, họ thực hiện hàng triệu giao dịch mỗi ngày.
Chúng ta từng thấy rất nhiều chủ doanh nghiệp hoặc thành viên Hội đồng quản trị, hội đồng điều hành đã chấp nhận mua vào khối lượng rất lớn khi thị giá hạ để “cứu” giá cũng như cứu các nhà đầu tư khác. Đây là nền tảng niềm tin quý giá được nhiều nhà đầu tư vịn vào, đặc biệt là nhóm F0 vốn tâm lý còn yếu.
Hình ảnh một doanh nghiệp được quyết định rất lớn qua hình ảnh, tác phong, lời nói và hành động của người đại diện cho doanh nghiệp. Chỉ một sai lầm, niềm tin của công chúng vào công ty lẫn người đứng đầu có thể sụp đổ nhanh chóng.
Mới đây, niềm tin của công chúng tiếp tục lung lay trước sự vụ Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bán ra cổ phiếu nhưng không công bố thông tin kịp thời. Đáng nói là phần lớn nhà đầu tư trên thị trường chỉ biết được vào văn bản chỉ rõ sai phạm của ông chủ FLC từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Quyền hoài nghi
Quy định cổ đông lớn phải công bố thông tin biến động tại doanh nghiệp được xem là nằm lòng. Do đó, công chúng có quyền hoài nghi trước sự vụ này của ông chủ FLC. Ông Quyết đính chính, nhưng đó là khi ông bị phát hiện đã thực hiện bán xong tới hơn 40% số cổ phiếu mà mình định giao dịch, tức là lúc sự đã rồi. Phải chăng có sự cố tình nào ở đây để ông ấy có thể chốt được mức giá tốt nhất trong khi các nhà đầu tư mới vào ở đỉnh ᴄʜếᴛ la liệt (?!)
Trên rất nhiều hội nhóm về chứng khoán đang kháo nhau về chuyện nên bán hay giữ FLC và các mã chị em liên quan. Bằng chứng là rất nhiều nhà đầu tư lung lay niềm tin đã bán ra, thị giá 11/1 giảm 5,4% so với phiên giao dịch hôm trước đó. Trong khi trước đó họ hồ hởi mua vào vì tín hiệu rất tốt của thị trường.
Quay lưng với nhà đầu tư rõ ràng là hành vi đáng lên á.n trong khi ở tất cả kỳ đại hội thì lãnh đạo này liên tục kêu gọi nhà đầu tư tin tưởng vào doanh nghiệp, mua vào – đừng bán ra… Và rõ ràng, ai mới là kẻ thua trong cuộc lật mặt? Chính là nhà đầu tư. Họ không kịp xoay trở, không kịp phản ứng vì cú phủ đầu o.an nghiệt. Điều kinh khủng hơn là hành động ấy được bày ra bởi người đứng đầu, người từng nói sẽ ”cầm cố cả tài sản” để đưa cổ phiếu về thời huy hoàng.
Nhà đầu tư, nhất là các F0, buộc phải có thêm bài học bằng tiền đắt giá, và con số là 20% tiền tài khoản bị thổi bay trong hai ngày giao dịch rối ren. Bài học này nói rằng chúng ta đừng nên quá tin vào những lời hoa mỹ của các lãnh đạo doanh nghiệp mà hãy nhìn vào hành động của họ.
Để tránh các trường hợp như vậy tiếp diễn, đã đến lúc các chế tài liên quan đến những hành vi làm l.ũng đoạn thị trường cần được thay đổi. Hành vi mua bán chui, mức xử phạt tối đa chỉ là 1,5 tỷ đồng, được tính theo giá niêm yết, trong khi các ông chủ chỉ bán theo thị giá trên sàn. Rõ ràng thị giá của nhiều cổ phiếu bây giờ là con số đến hàng trăm nghìn đồng, thay vì 10.000 đồng trên mệnh giá. Thế nghĩa là chẳng loại trừ nhiều trường hợp “bỏ con săn sắt, bắt con cá rô”, chấp nhận đóng ph.ạt “một chút” để thu lợi trăm tỷ, nghìn tỷ.
Nhìn rộng ra, để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển, để có thể sánh với các sàn trong khu vực thì buộc phải “gạn đục khơi trong”. Quy định chặt chẽ trên Sở giao dịch chứng khoán Singapore khiến sàn này rất hiếm đến không có thông tin vi phạm nghiêm trọng như thế này.
Nguồn: Soha