Sự việc xảy ra tại TP. Vũng Tàu và các cửa hàng của Bách Hoá Xanh trên toàn quốc.
Trên mạng xã hội thời gian gần đây đang bàn tán x.ôn x.ao về việc các cửa hàng của một chuỗi bách hoá đồng loạt đăng biển: “Vui lòng không quay phim chụp hình”.
“Treo bảng cấm quay phim chụp hình, rồi khi khách hàng phản ánh thì hỏi: Bằng chứng đâu?”, một cư dân mạng phản ánh.
“Mình mới đi mua hàng ở B. Đi vào gọi Zalo về cho chị xem có đúng loại hàng không vậy mà cửa hàng cũng không cho, dưới mọi hình thức sử dụng điện thoại có dính video. Mình có giải thích nhưng họ không chịu”, một tài khoản khác bình luận.
Trong khi đó, theo báo Tuổi trẻ, khi phóng viên đưa máy lên ghi hình tại một cửa hàng ở TP. Vũng Tàu thì bị một nhân viên gạt tay và nói: “Anh thông cảm, ở đây không được phép chụp hình. Anh mà chụp em sẽ bị sếp la”.
Điều này khiến nhiều người thắc mắc liệu có hợp lý khi cửa hàng bán thực phẩm, đồ thiết yếu lại cấm chụp hình.
Trong khi đó, trên báo Tuổi trẻ, luật sư Hà Hải – phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM làm rõ các trường hợp cấm quay phim, chụp hình: Thứ nhất, đối với các khu vực được xác định là vùng cấm, địa điểm cấm đối với các tổ chức cá nhân như: Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước 2000 (sắp được thay thế bởi Luật bảo vệ bí mật nhà nước), nghị định số 33/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh, quyết định số 160/2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục các địa điểm cấm, nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc x.ử p.hạt hành vi v.i ph.ạm ở khu vực cấm.
Điều cần lưu ý là những địa điểm, khu vực cấm đó phải được chính quyền, cơ quan, đơn vị cắm biển “khu vực cấm”, “địa điểm cấm” với mẫu biểu theo quy định thống nhất do bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Thứ hai, đối với một số khu vực khác như trong phạm vi các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường và các công trình kiến thiết cơ bản có tính chất quan trọng trong toàn quốc – được quy định tại khoản 2 và 3 thông tư liên bộ 552/CA-VH đã liệt kê một số trường hợp cấm quay phim, chụp hình.
Theo đó, các cửa hàng bán thực phẩm thiết yếu không thuộc các trường hợp nêu tại khoản này.
Thứ ba, về quyền hình ảnh đối với cá nhân. Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về quyền hình ảnh của cá nhân nhưng không đề cập đến quyền hình ảnh đối với tổ chức.
Sau khi báo chí và dư luận phản ánh, đến 1/8, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra sự việc trên. Sau buổi làm việc với địa phương và chuỗi cửa hàng, các ngành chức năng đã thống nhất với hệ thống cửa hàng, siêu thị lớn trên địa bàn có biển “cấm chụp hình” phải gỡ bỏ biển này trước 12h ngày 2/8.
Ông Lê Ngọc Khánh, phó chủ tịch UBND tỉnh cho biết thêm, lý do mà các cửa hàng trên treo biển “cấm chụp hình” là sợ khách hàng chụp so sánh giá.
Nhân viên Bách Hoá Xanh ở Vũng Tàu che biển cấm chụp hình vào ngày 2/8 (Ảnh: Tuổi trẻ)
Một cán bộ khác tại địa phương lại cho biết 18 cửa hàng Bách Hoá Xanh trên địa bàn thành phố đều treo biển cấm chụp hình. Thậm chí, đây là động thái chung của chuỗi trên toàn quốc chứ không phải riêng tại Vũng Tàu.
Nguồn: https://doanhnghieptiepthi.vn/treo-bien-cam-chup-hinh-vi-so-khach-so-sanh-gia-chuoi-bach-hoa-xanh-bi-yeu-cau-go-bo-toan-bo-161210208192036180.htm