Một số sử gia Trung Quốc thậm chí từng đặt giả thuyết, Gia Cát Lượng chính là người gián tiếp đẩy Quan Vũ và Trương Phi đến chỗ ᴄʜếᴛ, để ᴅɪệᴛ ᴛʀừ hậu quả cho con trai của Lưu Bị một khi lên ngôi sau này nên họ không được Gia Cát Lượng “để mắt” tới?
Trong lịch sử Trung Quốc thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng là một trong những nhân vật gây chú ý nhất và những chủ đề xoay quanh nhân vật này cũng được bàn tán nhiều nhất. Gia Cát Lượng là người đề ra “Long Trung đối sách”, tạo ra thế chân vạc giữa 3 nước Thục, Ngụy, Ngô.
Nội bộ Thục Hán dù không có bất đồng, nhưng về cơ bản chia thành phe trung thành với Gia Cát Lượng và phe trung thành với Lưu Bị, theo Sohu.
Ngụy Diên là đặc biệt trung thành với Lưu Bị, còn Mã Tốc lại được lòng Gia Cát Lượng. Trong khi đó, Quan Vũ và Trương Phi kỳ thực không quá thân thiết với Gia Cát Lượng.
Quan Vũ là người ngạo mạn, cố chấp, từng nhiều lần bày tỏ thái độ không phục Gia Cát Lượng. Trong khi đó, Trương Phi nổi tiếng ʟỗ ᴍãɴɢ, không biết suy nghĩ sâu xa, không phải là người có tính cách phù hợp với Gia Cát Lượng, dù rất trung thành.
Một số sử gia Trung Quốc thậm chí từng đặt giả thuyết, Gia Cát Lượng chính là người gián tiếp đẩy Quan Vũ và Trương Phi đến chỗ ᴄʜếᴛ, để ᴅɪệᴛ ᴛʀừ hậu quả cho con trai của Lưu Bị một khi lên ngôi sau này.
Theo quan điểm của Sohu, trong danh sách các mãnh tướng mạnh nhất trong mắt Gia Cát Lượng, Quan Vũ và Trương Phi không có tên.
Dưới đây là 4 võ tướng được Gia Cát Lượng xếp vào hàng đầu, theo Sohu.
Hướng Sủng
Chân dung Hướng Sủng
Hướng Sủng được coi là một trong những võ tướng được Gia Cát Lượng tán dương nhất.
Năm 223, trong trận Di Lăng, quân Thục Hán đại bại trước Đông Ngô, thiệt h.ại vô cùng lớn. Chỉ riêng đạo quân do Hướng Sủng chỉ huy là rút lui an toàn, lực lượng còn tương đối nguyên vẹn.
Năm 227, dưới thời Lưu Thiện, thừa tướng Gia Cát Lượng xuất quân đến Hán Trung, chuẩn bị bắc ph.ạt.
Trước khi xuất quân, Gia Cát Lượng tiến cử Hướng Sủng với hậu chủ Lưu Thiện: “Tướng quân Hướng Sủng, tính tình đức hạnh, hiểu rõ việc quân, được mài giũa qua việc ngày trước, được Tiên đế khen là có năng lực. Thần cho rằng việc trong quân doanh, nên cùng hắn bàn bạc, nhất định sẽ thành công”.
Năm đó, Hướng Sủng được thăng làm đại tướng, chủ trì cấm quân, tham gia tuyển chọn, giám sát các tướng lĩnh.
6 năm sau khi Gia Cát Lượng qua đời (năm 240), tộc người thiểu số ở phía Nam Thục Hán ɴổɪ ʟᴏạɴ, Hướng Sủng đem quân d.ẹp ʟᴏạɴ, không may qua đời. Thi thể được binh sĩ đem về Thành Đô an táng.
Cái ᴄʜếᴛ của Hướng Sủng là một trong những lý do Thục Hán về sau không còn tướng tài, quốc lực k.iệt quệ dẫn đến bị nhà Tây Tấn thôn tính.
Vương Bình
Vương Bình được Gia Cát Lượng xem trọng, tiến cử với hậu chủ Lưu Thiện.
Người thứ hai được Sohu nhắc đến là Vương Bình. Trong trận Hán Trung (217-219), Tào Ngụy thất thủ, Vương Bình quay sang đầu hàng Lưu Bị.
Vương Bình được nâng lên một tầm cao mới sau khi Lưu Bị qua đời, thừa tướng Gia Cát Lượng nắm trọn việc quân.
Năm 228, Gia Cát Lượng mang quân đ.ánh Ngụy từ Kỳ Sơn.
Khổng Minh sai Mã Tốc làm tướng thống lĩnh, Vương Bình làm phó tướng trấn thủ Nhai Đình. Đây là vùng trọng yếu có ý nghĩa chiến lược.
Mã Tốc vì chủ quan khinh địch, mắc sai lầm dẫn đến bị tướng Ngụy là Trương Cáp đ.ánh bại. Trong khi đó, Vương Bình chiến đấu anh dũng, khiến quân Ngụy không dám ồ ạt tiến công.
Sau khi quân Thục rút khỏi Nhai Đình, Mã Tốc bị tội ᴄʜếᴛ, Vương Bình được ban thưởng, thăng chức vượt bậc, thống lĩnh 5 cánh quân.
Mã Tốc không nghe Vương Bình khiến Nhai Đình thất thủ.
Năm 231, trong lần Bắc ph.ạt thứ 4, Gia Cát Lượng bao vây Kỳ Sơn, lệnh cho Vương Bình phụ trách vòng vây phía nam. Tư Mã Ý sai Trương Cáp đem quân ᴛấɴ ᴄôɴɢ vào vị trí Vương Bình chốt chặn, nhưng không thể tìm được sơ hở, đành rút lui.
Trước khi qua đời năm 234, Gia Cát Lượng để lại những lời dặn dò cuối cùng, chỉ rõ Vương Bình là một trong những người cần phải được giữ lại và trọng dụng.
Năm 244, Vương Bình thống lĩnh 3 vạn quân ở Hán Trung, đối phó với 10 vạn quân Ngụy do Tào Sảng chỉ huy.
Vương Bình quyết trấn giữ cửa ải, kết hợp viện binh đ.ánh bại Tào Sảng.
Triệu Vân
Sau khi Lưu Bị qua đời, Triệu Vân cùng Gia Cát Lượng tham gia nhiều cuộc chinh ph.ạt.
Người thứ ba được Sohu đề cập đến là Triệu Vân, mãnh tướng hiếm hoi vừa được lòng Lưu Bị vừa được Gia Cát Lượng trọng dụng, là một trọng 5 Ngũ hổ tướng của Thục Hán.
Triệu Vân hơn Gia Cát Lượng khoảng 14 tuổi, là người thân thiết nhất với Gia cát Lượng, so với các mãnh tướng thuộc thế hệ đầu.
Triệu Vân luôn là cánh tay phải của Gia Cát Lượng trong suốt cuộc chinh ph.ạt các bộ tộc thiểu số ở phía nam (nay là tỉnh Vân Nam, Trung Quốc).
Tam quốc chí của tác giả Trần Thọ từng mô tả thái độ của Gia Cát Lượng với Triệu Vân là rất tích cực, không tiếc lời ca ngợi.
Năm 227, Triệu Vân cùng thừa tướng Gia Cát Lượng tập kết quân đội ở Hán Trung chuẩn bị đ.ánh Ngụy. Triệu Vân khi đó đã già, nhưng vẫn tháp tùng Gia Cát Lượng ra trận. Dù ra quân thất bại, Triệu Vân không bị Gia Cát Lượng trách móc, lại cho rằng nhờ Triệu Vân mà các binh sĩ rút lui kỷ luật, hạn chế tổn thất.
Khương Duy
Khương Duy được coi là người kế thừa Gia Cát Lượng.
Theo Sohu, người cuối cùng và được Gia Cát Lượng đánh giá cao nhất không ai khác ngoài đại tướng Khương Duy, người được coi là truyền nhân của Khổng Minh.
Khương Duy ban đầu phục vụ nhà Tào Ngụy nhưng sau đi theo Gia Cát Lượng. Dưới quyền thừa tướng Gia Cát Lượng, Khương Duy được coi trọng và thăng tiến nhanh chóng.
Gia Cát Lượng đem toàn bộ kiến thức về binh pháp của mình truyền dạy cho Khương Duy. Vị tướng này được đánh giá là học hỏi và tiếp thu rất nhanh,
Theo các sử gia Trung Quốc sau này, Khương Duy giống Gia Cát lượng nhất ở điểm tận trung đến ᴄʜếᴛ với nhà Hán, cả đời sống cần kiệm, muốn làm việc lớn lao nhưng lực bất tòng tâm.
Trong 6 năm (228-234), Gia Cát Lượng 6 lần đem quân Bắc ph.ạt nhưng không gặt hái được nhiều thành quả. Đến thời Khương Duy, quân Thục đ.ánh Ngụy tới 9 lần, nhưng cũng không làm suy yếu Tào Ngụy.
Cái ᴄʜếᴛ của Khương Duy năm 263 đánh dấu sự ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ hoàn toàn của nhà Thục Hán, thế chân vạc từ đó cũng chấm dứt.