Ai cũng cho rằng Lữ Bố là chiến tướng mạnh nhất Tam Quốc, nhưng với Tào Tháo thì đây mới là người xứng đáng cho danh vị này.
Tam quốc mô tả cục diện phân tranh một thế kỷ tại Trung Quốc. Các nhà sử học cho rằng thời kỳ này bắt đầu từ năm 220 khi nhà Ngụy được thành lập và kết thúc năm 280 khi Đông Ngô sụp đổ và Tây Tấn thống nhất Trung Quốc.
Trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, một trong những yếu tố thu hút được độc giả đó chính là sức mạnh phi thường của những vị dũng tướng. Nổi bật nhất phải kể đến những cái tên như Lữ Bố, Quan Vũ, Trương Phi…
Trong số đó, ai cũng cho rằng Lữ Bố là vị tướng có võ công cao cường nhất Tam Quốc. Thế nhưng, liệu có phải Lữ Bố là người mạnh nhất?
Lã Bố hay Lữ Bố, tự Phụng Tiên, là một viên tướng nổi tiếng vào cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Do có công ᴅɪệᴛ ᴛʀừ ɢɪᴀɴ ᴛʜầɴ Đổng Trác, ông được Hán Hiến Đế phong tước Ôn hầu, nên còn được gọi là Lã Ôn hầu, ban giả tiết, nghi trượng ngang hàng Tam công.
Lữ Bố được mệnh danh là Chiến Thần, phần lớn độc giả xem Lã Bố là vị tướng dũng mãnh nhất thời Tam quốc, hơn cả Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi, Hứa Chử, Mã Siêu. Hình ảnh Lữ Bố có thể liên hệ tới vị anh hùng Hy Lạp Achilles về sức mạnh. Lữ Bố đã từng một mình đánh đồng cân với cả 3 anh em nhà Lưu Bị (gồm Quan Vũ, Trương Phi và Lưu Bị).
Thực chất, nếu so về võ công thì quả thật Lữ Bố được xem là một trong những người mạnh nhất Tam Quốc. Không phải ai cũng có thể một mình chiến đấu với cả Quan Vũ lẫn Trương Phi mà vẫn có thể giữ được sự bình tĩnh. Thậm chí, trước khi Quan Vũ “nhảy vào”, Trương Phi đã phải vô cùng vất vả và khốn đốn, điều khiến cho “nhị ca” phải nhảy vào trợ chiến. Thời điểm đó, có thể nói Lữ Phụng Tiên đơn đả độc đấu vô địch thiên hạ.
Thế nhưng, sau trận đấu được cho là kinh điển đó, Lữ Bố được nhận xét là sức ngày càng đi xuống. Một phần vì tuổi tác, một phần có lẽ bởi vì sa vào tửu sắc nên khó có thể nói rằng y là người mạnh nhất lịch sử Tam Quốc.
Quay trở lại với Tào Tháo, người có thể nói là có cái nhìn chân thực nhất để so sánh về sức mạnh của các vị tướng mà y từng đối đầu.
Đầu tiên là Mã Siêu, người đã cố gắng ᴛʀᴜʏ sáᴛ đến nỗi buộc Tào Tháo phải cắt râu của mình. Tào Tháo cho rằng, xét về sức mạnh từ trận Hổ Lao Quan thì Lữ Bố cũng chỉ ngang bằng với Mã Siêu. Võ công của Mã Siêu thì có lẽ không cần phải bàn đến quá nhiều khi có thể “solo” 300 hiệp cùng Trương Phi, tay đôi đấu với Hứa Chử. Tóm lại, không thẹn khi cho rằng, Mã Siêu có sức mạnh không thua gì Lữ Bố.
Thế nhưng, với Tào Tháo thì không phải Lữ Bố hay Mã Siêu, thậm chí là cả Quan Vũ mà chính là Triệu Vân mới là người được y cho rằng là có sức mạnh vô song trong Tam Quốc.
Tương tự như Lã Bố, Triệu Vân là một trong những vị tướng mạnh nhất thời Tam Quốc. Triệu Vân tự là Tử Long, người huyện Chính Định, nay là tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc). Ông là công thần khai quốc của nhà Thục Hán.
Không chỉ có võ nghệ cao cường, Triệu Vân còn có tài mưu lược, thông minh hơn người. Vì vậy, ông được đánh giá là người văn võ song toàn.
Một mình Triệu Vân có thể xông vào giữa đại quân Ngụy để bảo vệ A Đẩu. Lúc này, Tào Tháo thống lĩnh quân đội đứng trên núi nhìn thấy Triệu Vân dũng cảm chiến đấu và phải thốt lên một câu mà theo trang Sohu có ý như sau “Ta vốn cho rằng Lữ Bố đã phi thường lợi h.ạ.i. Không ngờ rằng sau khi hắn ᴄʜếᴛ còn có thể xuất hiện một vị tướng lợi hại như thế này”.
Nói tóm lại, trong lòng Tào Tháo, võ công của Triệu Vân có thể giúp ông ta trấn định thiên hạ, và Triệu Vân xứng đáng là vị tướng mạnh nhất Tam Quốc theo quan điểm của Tào Tháo.
Trên thực tế, không chỉ Tào Tháo khen ngợi Triệu Vân, mà ngay cả Lưu Bị sau đó cũng khen ngợi Triệu Vân: Tử Long thực sự dung cảm. Bởi vậy có thể thấy thực lực của Triệu Vân không hề thua kém Lữ Bố, ngược lại thực lực của Triệu Vân còn mạnh hơn rất nhiều so với Lữ Bố.