Nếu không “kết nghĩa đào viên” cùng Quan Vũ và Trương Phi, liệu Lưu Bị sẽ ra sao? Nhà Thục có được thành lập hay không?
Tam quốc diễn nghĩa nguyên tên là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ ʜỗɴ ʟᴏạɴ Tam quốc (190–280) với khoảng 120 chương hồi, theo phương pháp bảy thực ba hư (bảy phần thực ba phần hư cấu). Tiểu thuyết này được xem là một trong bốn tác phẩm cổ điển hay nhất (Tứ đại danh tác) của văn học Trung Hoa.
Một trong những điển tích nổi tiếng và được lưu truyền rộng rãi nhất chính là lần “kết nghĩa vườn đào” của 3 anh em Lưu Bị – Quan Vũ – Trương Phi. Theo tác giả La Quán Trung, 3 người Lưu Bị – Quan Vũ – Trương Phi biết nhau không lâu nhưng lại vô cùng tâm đầu ý hợp, quyết định bày tiệc kết bái huynh đệ ở vườn đào với lời thề: “Tuy không sinh cùng ngày cùng tháng nhưng nguyện ᴄʜếᴛ cùng tháng cùng ngày”. Kể từ đó, cả 3 người cùng đồng tâm hiệp lực, tạo nên Thục Quốc – 1 trong 3 thế lực hùng mạnh thời Tam Quốc.
Tuy nổi tiếng là vậy nhưng sau rất nhiều cuộc nghiên cứu từ hàng loạt tài liệu lịch sử chính thống, các nhà nghiên cứu sử học ngày nay đã khẳng định sự kiện “kết nghĩa vườn đào” hoàn toàn chỉ là hư cấu, 3 vị tướng Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi thực tế chưa hề kết nghĩa huynh đệ khi mà không có bất kỳ ghi chép nào về sự kiện này trong sử sách.“Kết nghĩa vườn đào” hoàn toàn không có thật
Trong phần “Quan Vũ Truyện” thuộc Tam Quốc Chí của tác giả Trần Thọ có chép, khi Lưu Bị dựng cờ tập hợp quân sĩ, Quan Vũ và Trương Phi đã đến đầu quân, được phong Bình Nguyên tướng.
Cả ba “thân thiết như anh em, ngủ cùng giường, ăn cùng mâm. Quan, Trương hai người ngày ngày hầu hạ bên cạnh Lưu Bị, không quản ngại gian khổ, khó nhọc”. Không chỉ vậy, Quan Vũ cũng từng có câu “Tôi chịu ân trọng của Lưu tướng quân, thề sẽ cùng sống cùng ᴄʜếᴛ”.
Qua hai chi tiết kể trên, có thể thấy rằng giữa 3 vị tướng Tam Quốc chỉ là mối quan hệ “thân như anh em”, tình nghĩa khăng khít vô cùng gắn bó, trung thành chứ không hề nhắc đến khái niệm “kết nghĩa huynh đệ”.
Cách Quan Vũ gọi Lưu Bị là “Lưu tướng quân” có phần khách sáo thay vì gọi là “anh” càng khẳng định thêm về giả thuyết cả 3 chưa hề kết nghĩa huynh đệ nơi vườn đào như La Quán Trung viết.
Phần “Lưu Diệp truyện” cùng trong Tam Quốc Trí, khi Quan Vũ để mất thành Kinh Châu và mất mạng dưới tay quân nhà Ngô, con trai của Tào Tháo – Tào Phi có hỏi quần thần rằng liệu Lưu Bị có huy động quân lính, đánh Đông Ngô trả th.ù cho Quan Vũ hay không thì Lưu Diệp bước ra đáp: “Lưu Bị và Quan Vũ nghĩa là quân thần, ân như phụ tử. Quan Vũ bị ɢɪếᴛ h.ạ.i, nếu Lưu Bị không xuất quân báo th.ù cho hắn thì cả ơn nghĩa đều không thể coi là tròn vẹn trước sau với Quan Vũ”.
Qua câu nói của Lưu Diệp, có thể thấy giữa Lưu Bị và Quan Vũ là quan hệ quân thần, của một vị vua và một vị tướng trung thành, thân thiết chứ không hề là tình cảm huynh đệ kết nghĩa đào viên.
Nếu “Kết nghĩa vườn đào” không xảy ra, số phận Lưu Bị sẽ ra sao?
Trên thực tế, tuy không hề “kết nghĩa vườn đào” như trong Tam Quốc Diễn Nghĩa nhưng Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi cũng vô cùng thân thiết, quyết cùng nhau vào sinh ra t.ử, “ᴄʜếᴛ cùng tháng cùng ngày”. Chi tiết này đã được lịch sử công nhận và ghi chép lại trong Tam Quốc Chí của tác giả Trần Thọ.
Nhớ khi Quan Vũ lưu lại quân doanh của Tào Tháo đã nói với Trương Liêu rằng: “Tào Công đối tốt với tôi, trong lòng tôi biết rất rõ. Những tôi chịu ơn trời cao đất dày của Lưu tướng quân, từng thề cùng sống cùng ᴄʜếᴛ, quyết không thể phản bội. Tuy không thể lưu lại nơi này nhưng phải lập công, báo đáp được Tào Công thì mới an lòng rời đi”.
Có thể thấy, tuy không kết nghĩa anh em với Lưu Bị nhưng Quan Vũ vẫn vô cùng trung thành, một lòng một dạ muốn sống ᴄʜếᴛ cùng chủ quân vì lời thề năm xưa.
Ngược lại, Lưu Bị cũng rất coi trọng Trương Phi, Quan Vũ, đặt tình nghĩa anh em lên đầu, quyết không để đàn bà can thiệp. Cũng chính vì điều này mà Quan Vũ và Trương Phi đã thề cả đời trung thành phục vụ, nguyện hi sinh thân mình để bảo vệ Lưu Bị.
Dù sự kiện “kết nghĩa vườn đào” có thật hay chỉ là hư cấu đi chăng nữa thì lòng trung thành, tình cảm của Quan Vũ và Trương Phi với Lưu Bị vẫn vậy, trước sau như một không hề đổi thay. Thục Quốc vẫn được thành lập, cả ba vẫn cùng nhau chinh chiến, tạo nên những trận đánh lịch sử.
Có thể nói rằng, điển tích “kết nghĩa vườn đào” mà tác giả La Quán Trung tạo ra chính là để tôn vinh, khiến người đời nhớ về tình cảm anh em, quân thần bền chặt của 3 vị tướng Lưu – Quan – Trương cũng như muốn truyền tải một bài học sâu sắc cho hậu thế về cách đối nhân xử thế, trân trọng những người giúp đỡ mình