Vốn dĩ mang trong mình trách nhiệm là một mưu thần, thế nhưng có nhiều lần Gia Cát Lượng lại bị hàm nghi về việc vẫn chưa thật sự làm tròn bổn phận và trách nhiệm.
Thời Tam Quốc diễn ra ba ᴛʀậɴ đáɴʜ lớn, trận Quan Độ Tào Tháo thống nhất phương bắc, trận Xích Bích tạo thành cục diện đối đầu nam bắc và trận Khiếu Đình hình thành nên cục diện 3 nước thời Tam Quốc.
Hẳn nhiều người sẽ cảm thấy lạ khi nghe đến trận Khiếu Đình. Thật ra, đây là một tên gọi khác của trận Di Lăng có dấu ấn rất đậm nét trong lịch sử giai đoạn Tam Quốc.
Như chúng ta đều biết, Lưu Quan Trương kết nghĩa vườn đào, ba huynh đệ tình sâu nghĩa đậm, không mong sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm, nhưng nguyện ᴄʜếᴛ ᴄùɴɢ năm cùng tháng cùng ngày.
Sau khi Quan Vũ bị ʜạɪ ᴄʜếᴛ, Lưu Bị nén ᴛʜươɴɢ đᴀᴜ, xưng đế ở Thành Đô, lấy danh nghĩa là con cháu nhà Hán xây dựng lại Hán triều, lấy niên hiệu là “Chương Vũ”.
Khoảng một năm rưỡi sau, Lưu Bị bắt đầu thảo phạt Đông Ngô, khi đó trong tay ông có toàn bộ năm vạn quân, bao gồm bốn vạn quân Hán và một vạn quân địa phương. Thay vì nói lần này xuất quân để báo thù cho huynh đệ, chính xác hơn, mục đích thực sự của quân chủ họ Lưu chính là lấy lại Kinh Châu.
Chỉ với năm vạn quân cỏn con mà dám thảo phạt Đông Ngô, phải chăng Lưu Bị đã quá ngông cuồng?
Thực ra cũng không hẳn là Lưu Bị ngông cuồng, suy cho cùng, trong Tam Quốc, Lưu Bị vẫn luôn chinh chiến khắp nơi. Vào thời điểm đó, người đứng đầu tập đoàn Thục Hán hẳn đã nghĩ mình có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, vả lại Đông Ngô lúc này, Chu Du, Lỗ Túc đã “chầu trời” từ lâu, đại tướng quân uy dũng Lã Mông cũng vừa độᴛ ɴɢộᴛ ǫᴜᴀ đờɪ, trong mắt của Lưu Huyền Đức, phía quân Ngô chẳng còn kẻ nào biết điều binh khiển tướng nữa.
Đáng tiếc là ông đã đánh giá thấp thực lực của thế tộc Giang Nam, lần này ông phải đối mặt với Lục Tốn.
Trong Tam Quốc, Lục Tốn là lính “từ trên trời rơi xuống”, trước giờ chưa từng xuất hiện, bỗng nhiên được bái làm Đại đô đốc. Kết quả là trại quân bảy trăm dặm của Lưu Bị đã bị Lục Tốn dùng lửa đốt sạch, quân Thục “sụp đổ tan tành, hàng vạn ɴɢườɪ ᴄʜếᴛ” và “xáᴄ ᴄʜếᴛ làm tắc sông”. Trận Di Lăng cũng đã trở thành một trận chiến tiêu biểu cho chiến thuật phòng ngự chủ động tích cực.
Ai đã từng đọc Tam Quốc đều biết Lưu Bị rất nghe theo lời Gia Cát Lượng, nhưng tại sao trong lần xuất chinh đánh Đông Ngô này, những người tinh mắt đều nhận ra một thực tế, là cơ hội chiến thắng của Lưu Bị không lớn, thần cơ diệu toán như Khổng Minh, sao lại lại không đứng ra can ngăn Lưu Bị?
Ngược lại, chính Triệu Vân lại là người can gián Lưu Bị tiết kiệm lực lượng để chống lại nước Ngụy. Thế nhưng Lưu Bị đã bỏ ngoài tai, thậm chí còn không trọng dụng Triệu Vân.
Ở đây cần phải nhấn mạnh rằng, trong Tam Quốc Chí, Thục Hán không có Ngũ hổ tướng, Triệu Vân lại càng không phải là thượng tướng, địa vị cũng không cao.
2 lý do Gia Cát Lượng không khuyên can Lưu Bị trong trận Di Lăng
Vậy rốt cuộc thái độ của Khổng Minh là gì? Thực tế, Gia Cát Lượng đã suy ngẫm về việc này nhưng lại không can gián. Nguyên nhân là từ hai khía cạnh sau:
Trước hết, ông không có được lòng tin của Lưu Bị như Tam Quốc diễn nghĩa miêu tả, thực tế Lưu Bị sau khi xưng đế, cũng giống như các vị hoàng đế trước đây, rất cảnh giác với các công thần.
Lúc này, Gia Cát Lượng là tể tướng kiêm tư lệ hiệu úy, quyền lực tập trung trong tay là rất lớn, Lưu Bị không thể không đề phòng. Hơn nữa hai ᴍưᴜ sĩ là Pháp Chính và Bàng Thống mà ông trọng dụng năm xưa đều đã “chầu trời”, không còn ai có thể đấu lại được Khổng Minh.
Điều này cũng được thể hiện qua việc “ủy thác con côi ở thành Bạch Đế”, tương truyền rằng trong phòng lúc đó đã có sắp xếp sẵn mai phục, Lưu Bị nói với Gia Cát Lượng rằng “Nếu con trai ta Lưu Thiện không biết trị nước, ngươi có thể thay nó”.
Đây rõ ràng là một cái bẫy, nếu bất cẩn sẽ bị xử lý ngay. Nhưng khi đó, Khổng Minh tiên sinh đã thể hiện ngay sự trung thành, cúc cung tận tụy của mình và trả lời rằng: “Bệ hạ, thần làm sao dám không dốc hết hết sức”.
Một lý do quan trọng khác là lập trường chính trị của Gia Cát Lượng. Trong “Long Trung đối sách”, Gia Cát Lượng đã nói rõ phương châm “mở rộng ra Kinh Châu, Ích Châu, bảo vệ bờ cõi, đoàn kết với người Nhung ở phía tây, xoa dịu người Di Việt ở phía nam, bên ngoài kết giao với Tôn Quyền, bên trong củng cố thể chế chính trị”.
Theo đối sách này, ông là phái thân Ngô nhưng lại ở phe Thục Hán, cộng thêm anh trai cả Gia Cát Cẩn cũng là đại tướng quân của Đông Ngô, liên minh Ngô Thục bị Tôn Quyền đơn phương phá bỏ, Gia Cát Lượng cũng rất khó xử.
Vì vậy, dù biết trận chiến này không ᴅễ đ.á.ɴʜ nhưng Gia Cát Lượng cũng không khuyên can Lưu Bị mà tỏ ra trung thành, nói “nhất định sẽ giữ Tây Xuyên cho bệ hạ, người cứ yên tâm mà đi.”
Đáng thương cho Triệu Vân, vì sự thật thường hay mất lòng, lời khuyên can của ông dù xuất phát từ đáy lòng nhưng rốt cuộc cũng không được tiếp nhận, thậm chí còn khiến ông bị xem nhẹ.
Theo Pháp Luật & Bạn Đọc