Vào cuối thời Tam quốc, cục diện dần ngã ngũ khi Tào Ngụy thống trị trung nguyên, Thục Hán suy tàn và cuối cùng sụp đổ trong trận chiến quyết định năm 263 bởi một danh tướng từng được Tư Mã Ý cất nhắc, dẫn đến kết cục bi thảm cho con cháu Gia Cát Lượng.
Tư Mã Ý được phác họa trong lịch sử Trung Quốc thời Tam quốc là một người kiệt xuất, có tài thao lược và biết nhẫn nhịn vì đại sự. Năm xưa, Tào Tháo năm lần bảy lượt mới thuyết phục được Tư Mã Ý phụng sự cho nhà Tào Ngụy.
Nhân vật này đã thể hiện tài năng xuất chúng khi phò tá con trai của Tào Tháo là Tào Phi lên ngôi hoàng đế, lật đổ nhà Hán. Tư Mã Ý cũng xuất sắc trong việc gián tiếp làm suy yếu nhà Thục, đến khi Gia Cát Lượng bị bệnh mà ᴄʜếᴛ.
Gia Cát Lượng vì mù quáng tin dùng Mã Tốc mà thảm bại trong Chiến dịch Bắc phạt đầu tiên, hao tốn biết bao binh tướng. Trong khi đó, tài năng của Tư Mã Ý nằm ở khía cạnh biết lựa chọn người tài.
Tư Mã Ý là người đề bạt Đặng Ngải, khi đó suốt 10 năm làm quan địa phương và chính Đặng Ngải sau này trở thành một trong những danh tướng tài năng nhất của Tào Ngụy.
Đặng Ngải chính là người ᴋếᴛ ʟɪễᴜ nước Thục cùng với những hậu duệ của Khổng Minh Gia Cát Lượng.
Được Tư Mã Ý tin tưởng cất nhắc
Theo Tam quốc chí của Trần Thọ, Đặng Ngải từ nhỏ đã ham học và có chí lớn. Nhờ vào tài năng, đến tuổi trưởng thành, ông được cử làm Điển nông đô úy, chức quan quản lý tình hình nông nghiệp trong huyện. Tuy nhiên, ông Đặng Ngải vẫn thích theo nghiệp quân sự hơn, thường đến những vùng núi cao, quan sát kĩ địa thế để đưa ra kế sách phòng bị.
Đặng Ngải làm quan địa phương trong khoảng thời gian hơn 10 năm, thì may mắn có cơ hội được diện kiến thái úy triều Ngụy là Tư Mã Ý – người khi đó nắm giữ nhiều quyền lực trong triều đình.
Tư Mã Ý mến phục tài năng của ông, quyết định đề bạt lên làm Thái úy phủ chi duyện chúc rồi sau đó lại thăng lên chức Thượng thư lang.
Có thể nói, nếu không có cơ duyên gặp được Tư Mã Ý, có lẽ tài năng của Đặng Ngải sẽ mãi mãi bị chôn vùi ở nơi ruộng đồng thôn dã.
Năm 241, Tào Ngụy mở mang khai hoang ở vùng Hoài Nam – Hoài Bắc. Đặng Ngải đã có nhiều đóng góp giúp nền nông nghiệp của nhà Ngụy nhanh chóng phát triển, trăm họ an cư lạc nghiệp, xã hội phồn vinh. Thực lực của nước Ngụy ngày càng được củng cố.
Để tránh việc vận chuyển lương thực nuôi quân tốn kém, Đặng Ngải đề xuất mỗi khi vùng đông nam có ᴄʜɪếɴ ᴛʀᴀɴʜ thì cho đại quân đi ngang qua vùng Giang Hoài lấy lương thực. Tư Mã Ý liền chấp nhận và cho thi hành, kết quả là quân Ngụy dồi dào lương thảo trong suốt những cuộc Bắc phạt của Thục Hán.
Có thể nói, những chính sách phát triển nông nghiệp, kinh tế của Đặng Ngải là một trong những nguyên nhân giúp nhà Ngụy duy trì cục diện là thế lực mạnh nhất trong suốt thời kỳ Tam quốc.
Sau khi Tư Mã Ý qua đời, con trưởng Tư Mã Sư lên nắm quyền thay cha, Đặng Ngải tiếp tục được trọng dụng, trở thành tướng quân nhà Ngụy đúng như mong ước thuở còn thiếu thời.
Năng lực bày binh bố trận xuất chúng của Đặng Ngải phát huy tác dụng, khi không chỉ dẹp ʟᴏạɴ trong nước mà còn ngăn chặn bước tiến của đại tướng nhà Thục là Khương Duy và nhà Đông Ngô là Tôn Tuấn.
Danh tướng ᴋếᴛ ʟɪễᴜ nhà Thục Hán
Năm 262, sau 9 lần Bắc phạt không đạt kết quả của Khương Duy, nhà Thục Hán suy tàn. Tư Mã Chiêu cảm thấy đây là thời điểm thích hợp để bình định nhà Thục, bèn sai Đặng Ngải và Chung Hội thống lĩnh 18 vạn quân đánh thẳng vào Thành Đô của nước Thục.
Cánh quân của Chung Hội bị các tướng Khương Duy, Đổng Quyết, Liêu Hóa, Trương Dực chặn lại. Trong khi đó, Đặng Ngải dẫn quân lẻn qua đường núi Âm Bình, âm mưu đánh úp Thành Đô.
Khi đó, hậu chủ Lưu Thiện bèn lệnh cho Gia Cát Chiêm – con trai Gia Cát Lượng dẫn quân chặn đánh Đặng Ngải.
Gia Cát Chiêm lĩnh quân, đem theo các tướng Gia Cát Thượng, Trương Tuần, Hoàng Sùng, Lý Cầu. Hàng ngũ tướng lĩnh của quân Thục khi đó hầu hết đều là con cháu của các khai quốc công thần nhà Thục Hán, trong đó Gia Cát Thượng là con trưởng của Chiêm; Trương Tuần là cháu Trương Phi.
Quân Thục do Gia Cát Chiêm chỉ huy càng đánh càng thua Đặng Ngải, phải lui về giữ ải Miên Trúc. Đặng Ngải thừa thắng kéo đến Miên Trúc, đưa thư dụ hàng Gia Cát Chiêm: “Nếu ngài theo hàng tôi sẽ dâng biểu xin cho làm Lang Nha Vương”.
Đáng tiếc rằng Đặng Ngải không có kết cục tốt đẹp vì tính khí kiêu ngạo.
Gia Cát Chiêm nghe vậy ph.ẫ.n n.ộ, ch.é.m sứ giả, dẫn quân ra đánh, cuối cùng ᴄʜếᴛ trên sa trường, khiến con cả Gia Cát Thượng hết sức đau lòng.
Gia Cát Thượng cũng xông thẳng vào quân Ngụy rồi t.ử trận. Hoàng Sùng thấy vậy, bèn khích lệ quân sĩ t.ử chiến. Hầu hết các tướng Thục khi đó đều ᴄʜếᴛ trong ʟᴏạɴ chiến.
Ải Miên Trúc thất chủ, Thành Đô rơi vào tay Tào Ngụy. Hậu chủ Lưu Thiện đầu hàng, cơ đồ nhà Thục Hán đến đây là chấm dứt.
Các sử gia Trung Quốc sau này nhận định rằng, trận đánh quyết định ᴛɪêᴜ ᴅɪệᴛ nước Thục là đỉnh cao trong sự nghiệp của Đặng Ngải, song đồng thời cũng là trận chiến cuối cùng trong cuộc đời ông.
Đặng Ngải mắc phải sai lầm ᴄʜếᴛ người, đó là kiêu ngạo. Ông muốn giữ quân ở Thành Đô, chuẩn bị tiến đánh Đông Ngô, không chờ lệnh của triều đình.
Lúc này, tướng Ngụy là Chung Hội lại gièm pha rằng Đặng Ngải có ý làm ph.ả.n nên Tư Mã Chiêu phái binh mã đi ɢɪếᴛ Đặng Ngải và con trai Đặng Trung. Cả họ tộc của Đặng Ngải sau này đều bị ɢɪếᴛ, thê thiếp và các cháu bị đưa sang l.ư.u đ.à.y ở Tây Vực.