Chỉ dùng 1 câu nói, Lưu Bị đã khiêu khích Tào Tháo bức t.ử vị võ tướng từng một thời được mệnh danh là “vô địch thiên hạ”.

Vào thời Tam Quốc, số lượng các mưu sĩ, võ tướng quả thực nhiều không đếm xuể. Ngay tới các bậc quân chủ tài ba trong thiên hạ cũng có tới mấy người.

Nhưng nếu nhắc tới sự phóng khoáng và kiêu ngạo, có không ít người cho rằng ít ai có thể bì được với một võ tướng trẻ tuổi nổi tiếng thời bấy giờ – Lữ Bố.

Vị dũng tướng Tam Quốc với tài năng từng được ví như cực phẩm chốn nhân gian

Lữ Bố (160 – 199), tự Phụng Tiên, là tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Khi nhắc tới tài năng võ thuật của vị tướng này, người thời bấy giờ vẫn thường lưu truyền câu nói: “Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố” (người có Lữ Bố, ngựa có Xích Thố) để tôn vinh hai cực phẩm chốn nhân gian này.

Tương truyền rằng, võ công của Lữ Bố một thời từng được coi là vô địch thiên hạ, không cần phải kiêng dè bất cứ đối thủ nào.

Vào thời l.o.ạ.n thế, người sở hữu võ nghệ cao cường như vậy thì thiên hạ bốn bể dẫu đi tới đâu cũng có thể làm nên đại sự.

Vì muốn có được tài năng của Lữ Bố, Đổng Trác ngay tới ngựa quý, mỹ nhân, châu báu cũng đều phóng khoáng ban cho con nuôi. Mà bản thân Lữ Phụng Tiên cũng không phụ sự kỳ vọng của cha nuôi của mình.

Tam Quốc diễn nghĩa” từng nhắc tới chi tiết, trước cửa ải Hổ Lao, Lữ Bố đã chứng minh cho các võ tướng chư hầu biết ai mới là anh hùng thiên hạ.

Bằng võ nghệ dũng mãnh phi phàm của mình, vị tướng ấy đã ch.é.m ch.ế.t Phương Duyệt, Mục Thuận, lại chặt đứt một cánh tay của Vũ An Quốc, sau đó tiếp tục quyết chiến cùng Quan Vũ, Trương Phi.

Khi đó, cho dù là hai huynh đệ Quan – Trương cùng liên thủ thì vẫn không có biện pháp hạ được Lữ Bố. Về sau, Lưu Bị cũng xông lên tiếp ứng. Vì lo lắng sẽ xảy ra sơ xuất, Lữ Bố mới buộc phải rút lui trở về.

“Tam anh chiến Lữ Bố” là điển tích nổi tiếng trong “Tam Quốc diễn nghĩa” kể lại sự việc một mình Lữ Bố ứng chiến với ba huynh đệ Lưu – Quan – Trương. (Tranh minh họa).

Sau này, Quan Vũ chém Nhan Lương, ɢɪếᴛ Văn Xú, uy chấn Hoa Hạ, còn Trương Phi cũng dần bộc lộ võ nghệ kỳ tài của mình.

Nhớ tới năm xưa hai võ tướng nổi danh ấy cũng không thể hạ được Lữ Bố, thiên hạ mới càng thêm tỏ tường sự dũng mãnh vô địch của vị võ tướng họ Lữ ấy.

Chỉ dùng một câu nói, Lưu Bị khích tướng Tào Tháo, đẩy Lữ Bố vào cửa tử

Mặc dù Lữ Bố từng phản bội Đinh Nguyên, ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ Đổng Trác, nhưng có ý kiến cho rằng nhân vật lịch sử này ít nhiều vẫn là một người có nguyên tắc.

Điều này thể hiện ở việc năm xưa khi đánh lén Từ Châu, Lữ Bố dù bắt được vợ con Lưu Bị nhưng cũng không có ý làm khó. Sau này, vị võ tướng ấy lại giúp Lưu Bị ngăn chặn âm mưu tấn công từ Viên Thuật.

Chỉ có điều Lưu Bị vẫn luôn ghi nhớ việc mất Từ Châu nên đã lựa chọn nương nhờ Tào Tháo, lại dẫn đại quân của Tào tấn công Lữ Bố.

Trong giai đoạn đầu của cuộc giao tranh, Tào Tháo và Lữ Bố đánh không phân cao thấp.

Với võ nghệ cao cường của mình, lại thêm sự phò tá đắc lực của Trần Cung, thế lực của Lữ Bố đã khiến Tào Tháo gặp không ít trở ngại, cuộc chiến cũng vì vậy mà bị đẩy vào thế giằng co suốt một thời gian dài.

Tào Tháo vốn đã từng có ý định rút lui, sau lại được các mưu sĩ khuyên ngăn nên quyết định tiếp tục cố thủ. Cuối cùng, Tào Tháo dùng kế khiến thành Hạ Bì ngập trong biển nước, ép Lữ Bố phải đầu hàng.

Khi bị trói đến trước mặt Tào Tháo, Lữ Bố vẫn lớn tiếng cười to, nhắc nhở Tào Tháo rằng tương lai nhất thống thiên hạ vốn đã ở ngay trước mặt.

Bấy giờ, Lữ Bố nói: “Đối thủ khiến Tào Công lo lắng là ta, hôm nay ta đã bị bắt, thiên hạ càng dễ chiếm. Nếu Tào Công dẫn bộ binh, ta thống lĩnh kỵ binh, thiên hạ không phải rất nhanh sẽ có thể bình định được hay sao”.

Phải chăng chính việc Lữ Bố đánh lén để “hớt tay trên” Từ Châu đã khiến Lưu Bị ghi hận trong lòng và quyết tâm đẩy ông vào chỗ ᴄʜếᴛ? (Ảnh minh họa).

Lúc đầu, Tào Tháo cũng có ý định định tiếp nhận sự đầu hàng của Lữ Bố. Thế nhưng Lưu Bị ở bên cạnh lại nói một câu, trực tiếp đẩy Lữ Bố vào cửa t.ử.

Tương truyền rằng, vào thời điểm mấu chốt khi đó, Lưu Bị đã nói với Tào Tháo một câu rằng: “Ngài quên Lữ Bố đã đối xử với Đinh Nguyên và Đổng Trác như thế nào hay sao?”.

Hai nhân vật mà Lưu Bị nhắc tới ở đây chính là hai người cha nuôi trước kia của Lữ Bố: Đinh Nguyên, Đổng Trác.

Đinh Nguyên từng làm quan Thứ sử ở Hình Châu. Bấy giờ, Lữ Bố là thuộc hạ của vị Thứ sử này. “Tam Quốc diễn nghĩa” cũng có chi tiết Đinh Nguyên là người đầu tiên nhận Lữ Bố làm con nuôi.

Sau này, Đổng Trác dùng kế của Lý Nho, đem ngựa Xích Thố và chức quan nhiều bổng lộc để mua chuộc Lữ Bố. Kết quả là Lữ Bố ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ Đinh Nguyên, quay sang nhận Đổng Trác làm cha nuôi.

Về sau, Vương Doãn dùng liên hoàn kế, lấy mỹ nhân chia rẽ cha con Đổng Trác. Sau cùng, Lữ Bố lại dùng một kích đâm ᴄʜếᴛ Đổng Trác.

Cũng có ý kiến cho rằng, cái ᴄʜếᴛ của Lữ Bố là hậu quả tất yếu của sự bất trung, bất nghĩa chứ không chỉ bắt nguồn từ một câu nói của Lưu Bị. (Ảnh minh họa).

Lữ Bố muốn xin hàng, Tào Tháo vì còn phân vân nên mới hỏi ý Lưu Bị. Thế nhưng Lưu Bị lại nhắc tới hai kẻ ᴄʜếᴛ thảm dưới tay Lữ Bố là Đinh Nguyên và Đổng Trác để cảnh tỉnh Tào Tháo về sự vong ân bội nghĩa của Lữ Bố.

Kết quả là Lữ Bố bị Tào Tháo sai người ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ, vong mạng khi mới 40 tuổi.

Khi nhắc tới cái ᴄʜếᴛ của vị võ tướng khét tiếng một thời ấy, có ý kiến cho rằng Lữ Bố nổi danh kiêu dũng, thiện chiến, nhưng tiếc rằng hữu dũng vô mưu, lại làm việc khinh suất, lật lọng tráo trở, chỉ mưu lợi cho mình, không trọng tín nghĩa nên cuối cùng thất bại.