Trang phục truyền thống, di sản văn hóa của từng dân tộc

Cùng với tiếng nói, trang phục là một di sản văn hóa truyền thống độc đáo mang đặc trưng rất dễ nhận biết của từng dân tộc. Trang phục truyền thống không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của từng tộc người.

Trang phục truyền thống, di sản văn hóa của từng dân tộc

Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam là di sản văn hóa tồn tại từ ngàn đời thông qua quá trình lao động, sản xuất và sinh hoạt mang đậm bản sắc văn hóa và chứa đựng những giá trị nghệ thuật, lịch sử…

Trang phục truyền thống người Dao quần chẹt
Màu đỏ chính là điểm nhấn cho bộ trang phục người Dao Đỏ
Trang phục truyền thống dân tộc Thái
Trang phục toát lên nét đẹp dịu dàng của người con gái Thái
Trang phục của dân tộc Tày cả nam, nữ đều mặc một màu tràm đồng điệu

Mỗi dân tộc có cách tạo hình trang trí, sử dụng trang phục theo những đặc điểm văn hóa riêng của mình. Các nét hoa văn, họa tiết, màu sắc của mỗi loại trang phục, dân tộc đều có những nét độc đáo, thể hiện bản sắc riêng. Cách ăn mặc của các dân tộc qua mỗi bộ trang phục đều mang những nét đẹp và ý nghĩa khác nhau, in dấu truyền thống văn hóa và phong tục của dân tộc đó.

Trang phục truyền thống dân tộc Mông
Trang phục hết sức cầu kỳ và sặc sỡ
Trang phục truyền thống dân tộc Mường vô cùng thanh thoát
Đơn giản nhưng trang phục Hà Nhì vẫn mang nét độc đáo riêng
Trang phục truyền thống dân tộc Lô Lô khá cầu kì và đẹp mắt

Tuy nhiên, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị mai một, mất đi nét sinh hoạt văn hóa trong đó có trang phục truyền thống. Vài năm gần đây, việc mang mặc trang phục truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số có biểu hiện dần bị mai một.

Trang phục truyền thống trong những ngày lễ, tết của dân tộc Nùng
Nhiều bạn trẻ còn e ngại khi mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình
Phụ nữ La Hủ rạng ngời trong trang phục truyền thống
Trang phục truyền thống dân tộc Pu Péo
Trang phục truyền thống dân tộc Si La

Ở nhiều nơi, đồng bào dân tộc chỉ mặc trang phục truyền thống trong các ngày lễ, tết, khiến trang phục này gần như trở thành một thứ lễ phục không còn thân thuộc với đời sống sinh hoạt của người dân. Thậm chí trang phục truyền thống hoàn toàn biến mất ở nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số. Hiện nhiều thanh niên dân tộc thiểu số còn ngại khi mặc trang phục của mình trước đám đông.

Áo dài truyền thống là thứ trang phục đẹp, thiêng liêng nhất dân tộc Chăm
Trang phục truyền thống của nữ dân tộc Chăm luôn có một sức hút lạ kỳ
Trang phục truyền thống dân tộc Xơ Đăng đậm chất Tây Nguyên
Hiện tại còn rất ít phụ nữ Ba Na tự dệt và may trang phục trên khung dệt thủ công

Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy các giá trị của trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số đang trở thành vấn đề cấp bách trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay đối với những người làm công tác văn hóa và được chính chủ thể là đồng bào các dân tộc quan tâm.

Hấp dẫn với trang phục truyền thống phụ nữ Cơ Tu
Vẻ đẹp trang phục truyền thống dân tộc Gia Rai
Trang phục truyền thống phụ nữ Pa Cô
Trang phục Khmer với nhiều gam màu sặc sỡ và tinh tế
Độc đáo trang phục truyền thống dân tộc Ê Đê

Vừa qua, Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” được Bộ VHTT&DL phê duyệt nhằm mục tiêu: Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu “di sản văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu” góp phần cho sự phát triển bền vững văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam; Đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.

Phạm Tiệp (congthuong.vn)