Sự điên cuồng của cộng đồng người hâm mộ tại làng giải trí Hoa ngữ là một trong những chủ để hiện đang nhận về khá nhiều sự quan tâm từ netizen. Vậy sự điên cuồng này từ đâu ra, cùng xem ngay bài phân tích bên dưới nhé!
Trước có fan nói “tiếp sức tình yêu”, sau đó các thương nhân cũng quạt gió thêm củi cùng với ekip sản xuất. Sự kiện đổ sữa xuống cống khiến toàn xã hội để ý, chương trình Thanh Xuân Có Bạn 3 bị ngừng quay, và từ tạm ngừng quay cho tới chấm dứt ghi hình. Chuỗi hoạt động đặc biệt 2021 “trong sạch” của cục quản lý không gian mạng Trung Quốc triển khai, cũng bao gồm lấy việc chấn chỉnh tình trạng hỗn loạn giải trí trên mạng và các điểm nóng làm trọng tâm quản lý.
Mấy năm gần đây, văn hóa giới fans dưới sự sinh trưởng biến tướng “quái lực” kinh tế cộng đồng fans, hình thành hàng loạt “quy tắc ngầm”. Phóng viên đã thâm nhập sâu vào giới fans, phát hiện không ít những lời nói mụ mị nhằm tẩy não giới fans donate, dễ dàng hướng dẫn fans. Đặc biệt là thanh thiếu niên cuốn vào trò chơi “khắc kim” (bỏ tiền ra vì thần tượng). Các chuyên gia cho rằng, không thể ngừng lại việc quản lý ngành công nghiệp xám đang nhằm vào giới fans chi tiêu không hợp lý, cần phải có “nắm đấm thép” để ngăn chặn hiện tượng hỗn loạn này.
Có rất nhiều chiêu trò để kích thích cộng đồng fans donate
Trước kia theo đuổi minh tinh, mua album, đến nghe concert. Bây giờ theo đuổi thần tượng “bỏ tiền tạo ra tương lai tốt đẹp cho thần tượng”. Sức của một fan có hạn, nhiều fans cùng nhau donate trải một “đường hoa”, “donate” trở thành chuyện rất bình thường của giới fans.
Tôn Gia Sơn – một nhà nghiên cứu của viện nghiên cứu nghệ thuật Trung Quốc cho rằng văn hóa giới fans, bắt đầu từ văn hóa đu thần tượng Nhật – Hàn, lấy “nuôi dưỡng thần tượng” làm điểm đặc trưng nhất. Với sự phát triển ngày càng sâu rộng, người hâm mộ donate mua album, vé xem phim, cách tiếp ứng, tặng quà theo đuổi thần tượng giống như Nhật Bản và Hàn Quốc dần trở nên phổ biến ở Trung Quốc.
“Trước mắt bản chất giới fans của nước ta là lấy cách thức góp tiền của, chủ động tham gia vào trong hoạt động buôn bán các sản phẩm giải trí của thần tượng lưu lượng”, Tôn Gia Sơn nhận định.
Nghiên cứu phát hiện “fans góp tiền” rất đa dạng còn đông đảo, hơn nữa số tiền bỏ ra vô cùng lớn
Lấy ví dụ hai show lớn như Thanh Xuân Có Bạn 3 và Sáng Tạo Doanh 4 năm nay, trước khi chương trình bắt đầu, đã có một bộ phận fans thực tập sinh đã tiến hành donate đầu tư chi phí. Ngay sau khi chương trình bắt đầu vào ngày 14/3, fans của một thực tập sinh Sáng Tạo Doanh đã quyên góp được 3,68 triệu RMB trong vòng 6 giờ.
Sau trận chung kết Sáng Tạo Doanh 2021, theo thống kê chưa đầy đủ, tổng số tiền donate của 4 thực tập sinh vượt quá 10 triệu RMB. Tổng số tiền fans quyên góp cho 11 tuyển thủ đứng top đã vượt mốc 100 triệu RMB.
Có người trong giới fans giới thiệu, người khởi xướng “fans góp tiền” thông thường lấy “hậu viện hội” (tổ chức chính thống đại diện cho fandom của một đối tượng nổi tiếng) của thần tượng làm chủ. Mà “hậu viện hội” thường sẽ tiếp nhận quản lý giám sát từ phía công ty của thần tượng.
Trước mắt hành vi donate phổ biến nhất có hai loại, thứ nhất là từ một quần thể fans tự phát động donate đạt tới mức quy định được coi là “xây dựng đoàn đội”. Nhưng để kích thích donate, các fans có thêm một khuynh hướng khác đó là hình thức “battle” donate, năng lực “khắc kim” tương tự cộng đồng fans, trong một thời gian nhất định sẽ tiến hành battle, trong cuộc thi quá trình gây quỹ càng “mất não”.
Một fan đã chia sẻ cảm nghĩ: “Vì việc giám sát gây quỹ trong cộng đồng fans đã nằm trong vùng xám từ lâu, nên nhiều người dùng ký hiệu như quả cam hay bánh chẻo để chỉ donate. Trước khi bắt đầu gây quỹ người hâm mộ sẽ thông báo trên các nền tảng mạng xã hội như weibo và douban. Để thúc đẩy hoạt động donate cũng tạo thêm hình thức “bán nghệ”, khi đạt được một lượng quỹ cụ thể, có thể thu hoạch được một vài lợi ích.”
Phóng viên thâm nhập sâu vào nội bộ quá trình góp vốn cộng đồng fans phát hiện trong quá trình có rất nhiều lời nói ngon ngọt dụ dỗ, kích thích, hướng dẫn fans gây quỹ. “Ngược fans”, fans cảm thấy “đồng cảm” liền bỏ tiền ra donate.
Phóng viên tham gia vào không ít super topic của thần tượng trên weibo đọc được bài văn miêu tả “cuộc đời” của thần tượng. Ví dụ như “Nếu anh ấy không thể debut cũng không sao cả, anh ấy sẽ chỉ cười dịu dàng rồi biến mất ở nơi không có ánh sáng”. Đoạn cuối cùng thông báo donate và link donate. Những người nhỏ tuổi đọc được đoạn văn này không khỏi cảm thấy cảm thông xúc động muốn donate.
“Nỗ lực hết mình” “lần cuối cùng” “all in” không giới hạn
Phóng viên điều tra phát hiện hậu viện hội thường xuyên sử dụng cách nói “all in”. Bắt đầu từ nửa cuối chương trình, mỗi lần donate hậu viện hội thường nói đây là lần cuối cùng, hi vọng mọi người dốc hết sức mình. Nhưng không đến mấy ngày lại nói giá phiếu tăng hoặc là chi phí nhân lực tăng, tiền tiêu hết rồi, tiếp tục donate. Thời điểm đó, một số fan nghi ngờ và cho rằng bản thân mình như bị “dắt mũi”.
“Tiền lẻ cũng là tiền”, tận dụng mọi dịp để donate. Phóng viên phát hiện có một vài hậu viện hội kêu gọi fans góp tiền từ ví QQ, ví weibo, để cho fans càng tiện chuyển khoản còn mở các nhóm QQ và weibo. “Mọi người có thể dùng QQ và weibo để donate, một tệ hai tệ cũng là yêu, “tiền lẻ cũng là tiền”, mỗi người hai tệ, nghìn người sẽ được 2000 tệ” – Những lời nói như vậy cứ lặp lại không ngừng.
Để đáp lại tình cảm của fans, hậu viện hội còn phủ bên ngoài hoạt động donate bằng trò chơi, việc này rất được fans hoan nghênh. Sau khi thanh toán tại nền tảng donate sẽ xuất hiện dãy số mua hàng, nếu như chữ số cuối trùng với số mà hậu viện hội đưa ra có thể đổi được một số đồ dùng liên quan tới thần tượng như thiệp, móc khóa… tương tự như mua vé số, mức độ trùng khớp càng nhiều thì phần thưởng càng lớn.
Sau khi chương trình dừng lại, trò chơi “khác kim” liệu có kết thúc
Mấy ngày trước, hiêp hội biểu diễn Trung Quốc tổ chức một buổi thông báo cho biết các hành vi thương mại đối với fan hâm mộ do những nghệ sĩ trong ngành khởi xướng, lấy danh nghĩa phòng làm việc hoặc cơ quan môi giới tổ chức và các hành vi nhận tài sản của người hâm mộ đều thuộc vào diện tình nghi ngờ có liên quan tới làm trái quy định quản lý tự hạn chế của nghệ sĩ trong ngành biểu diễn.
Có không ít fans phản ánh, từ hậu viện hội cho đến fan cá nhân đã nhận ra sự nguy hiểm của donate trong cộng đồng fans từ lâu. Nhưng lại vì giấc mơ của thần tượng mà tự mình làm việc. Trước kia có fans của một thực tập sinh của chương trình Thanh Xuân Có Bạn 3 vì donate không đủ số lượng đã bị hậu viện hội tiến hành “trừng phạt”. Nhiều bên truyền thông lên tiếng, hậu viện hội khẩn cấp đóng donate. Thế nhưng vài ngày sau lại đổi tiếng lóng từ donate thành “kế hoạch tự học” hay “thi đấu thơ” để tiến hành donate. Có fans thản nhiên nói “trên có chính sách, dưới có đối sách”, fans doante quá mức nhiều lần khó mà cấm hết.
Trên app mà có rất nhiều fans donate, phóng viên phát hiện việc donate cho thực tập sinh Thanh Xuân Có Bạn 3 đã đóng lại. Góp vốn đã dừng nhưng “khắc kim” vẫn còn tiếp diễn. Phóng viên phát hiện IQIYI đã tạo ra các sản phẩm liên quan tới các thực tập sinh top 20 của chương trình để buôn bán. Trong rất nhiều super topic trên weibo của các thực tập sinh có những bài có nội dung như “Thương vụ đầu tiên sau thi đấu, mua hết càng nhanh càng tốt”, “các chị em có khả năng thì mua thêm một cái”. Có fan đưa ra nhận định: “Tuy không góp vốn được nhưng tiêu tiền thì vẫn tiêu. Chuyện mua bán trong cộng đồng fans chỉ có thể thay đổi, không thể biến mất.”
Tôn Giai Sơn cho rằng, quản lý sự hỗn loạn trong kinh tế cộng đồng fan là việc rất cần thiết. “Một chương trình sẽ liên quan đến các giao dịch thị trường, với quy mô hàng trăm triệu, nhưng hầu hết nó lại không được giám sát một cách hiệu quả bởi các bộ phận liên quan như công thương, thuế khóa để duy trì trật tự thị trường. Tương tự, một số công ty văn hóa và giải trí cũng chưa được giám sát hiệu quả” – Tôn Giai Sơn cho biết.
Cân bằng cảm xúc theo đuổi thần tượng một phần của quản lý sự hỗn loạn trong cộng đồng fans. Tôn Giai Sơn cho rằng nếu muốn giải quyết tình trạng này sâu hơn cần phải tiến hành thăm dò, gia tăng cải cách quản lý sản nghiệp hiện hành của các bộ phận liên quan. Bắt tay vào các chuỗi mắc xích lợi ích của các ngành liên quan đến sự hỗn loạn trong giới người hâm mộ, thực hiện giám sát và điều chỉnh hiệu quả trật tự kinh doanh của thị trường.