Thời kì Tam Quốc, Ngụy Thục Ngô, ba tập đoàn này đấu trí đấu dũng với nhau hàng chục năm trời, tuy nhiên tới cuối cùng, kẻ thống nhất thiên hạ lại là gia tộc Tư Mã. Gia tộc Tư Mã sau khi giành được chính quyền từ tay Tào Ngụy đã lập ra nhà Tấn, chấm dứt thế cục chiến tranh loạn lạc Tam Quốc.
Đông Hán những năm cuối cát cứ phân tranh hình thành nên thế cục Tam Quốc, thời kì lịch sử này tuy đã đi qua rất lâu rất lâu, nhưng những nhân vật và câu chuyện thời kì này vẫn luôn là một đề tài bàn luận phổ biến của mọi người.
Thời kì đó, chư hầu bốn phương lần lượt nổi dậy, ai cũng ôm trong mình giấc mộng thống nhất thiên hạ, trong đó, ba thế lực nổi bật nhất là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô hình thành nên thế cục tam phân thiên hạ. Ba tập đoàn này đấu trí đấu dũng với nhau hàng chục năm trời, tuy nhiên tới cuối cùng, kẻ thống nhất thiên hạ lại là gia tộc Tư Mã. Gia tộc Tư Mã sau khi giành được chính quyền từ tay Tào Ngụy đã lập ra nhà Tấn, chấm dứt thế cục chiến tranh loạn lạc Tam Quốc.
Ai từng đọc qua “Tam Quốc diễn nghĩa”có lẽ điều biết, thiên hạ của Tư Mã gia không phải đường đường chính chính có được thông qua chinh chiến mà là thông qua việc mưu đồ tạo phản. Nhắc tới Tư Mã gia, người đầu tiên chúng ta nghĩ tới chắc chắn là Tư Mã Ý.
Tư Mã Ý là một trong những mưu sĩ mà Tào Tháo để lại cho Tào Phi, lúc Tào Tháo còn sống, Tư Mã Ý mười phần nhẫn nhịn, nhưng sau khi Tào Phi lên ngôi, Tư Mã Ý dần dần bộc lộ ra sự khao khát với quyền lực của mình. Câu hỏi đặt ra là nếu Tào Tháo sống tới 80 tuổi, Tư Mã Ý liệu có dám nổi dậy tạo phản?
Một vài nhà nghiên cứu về Tam Quốc cho rằng, nếu Tào Tháo vẫn còn sống, Tư Mã Ý nhất định không dám tạo phản, vì sao?
Tào Tháo nổi tiếng là người rất trọng dụng người tài, Tư Mã Ý thông minh hơn người, tất nhiên Tào Tháo cần một người như vậy, nhưng khi Tào Tháo mở lời, Tư Mã Ý lại kiếm cớ từ chối.
Là người đa nghi, Tào Tháo tất nhiên nhìn thấu được tâm tư của Tư Mã Ý, cố ý sắp xếp một người tới Tư Mã phủ thăm dò chân tướng, nhưng Tư Mã Ý cũng không ngốc, vì giả bệnh mà cứ nằm trên giường bất động, không nhúc nhích, nhưng hành động này của Tư Mã Ý cũng không khiến Tào Tháo dừng tay, ngược lại còn khiến Tào Tháo tức giận hơn.
Tào Tháo không còn cách nào bèn lấy cha và huynh trưởng của Tư Mã Ý ra để uy hiếp ông, Tư Mã Ý bất lực, chỉ có thể lựa chọn thỏa hiệp.
Mặc dù cách làm của Tào Tháo có khiến Tư Mã Ý sợ hãi, nhưng đây không phải nguyên nhân quan trọng nhất khiến Tư Mã Ý không dám tạo phản. Tư Mã Ý sở dĩ không dám tạo phản khi Tào Tháo vẫn còn sống, nguyên nhân quan trọng nhất đó là trong tay ông vẫn chưa có binh quyền, mà binh quyền lại là chìa khóa quan trọng nhất nếu muốn thắng lợi. Không có binh quyền, thử hỏi ai dám tạo phản? Có đủ dũng cảm tạo phản thì cũng chỉ có một kết cục đó là cái chết.
Tào Tháo khi còn sống vô cùng coi trọng thân thích, tướng quân trong Tào doanh phần lớn đều là người của Tào gia, sự tồn tại của những người như Tào Nhân, Tào Sảng… khiến Tư Mã Ý dù có tài giỏi tới đâu cũng khó mà nắm được binh quyền, không nắm được cái vốn cơ bản nhất, muốn khởi nghiệp quả khó hơn lên trời!