Trên màn ảnh Hoa ngữ luôn tồn tại tuýp nhân vật phản diện. Nhiều nghệ sĩ Cbiz nhờ đảm nhận vai phản diện này mà đã thanh danh trong sự nghiệp diễn xuất của mình.
Trong những bộ phim truyền hình gần đây, khán giả đã dành những cảm xúc phức tạp hơn cho vai phản diện, nói một cách khác hiện nay ngày càng có nhiều nhân vật phản diện trong phim đã không còn bị chán như xưa nữa.
Thoát khỏi nhân vật nguyên mẫu, hình tượng nhân vật càng đa chiều
Trong phim Hậu cung Chân Hoàn truyện, nhân vật Hoa phi sinh ra trong gia đình võ tướng, thâm tình, hay ghen tuông, cuối cùng rơi vào kết cuộc “ra đi trong hiu quạnh”, khiến người xem không khỏi thương tâm. Nhuận Ngọc là nhân vật phản diện trong phim Sương mật tựa khói sương; Vệ Yến Uyển trong phim Như Ý truyện hay Cao quý phi trong Diên Hy công lược… những nhân vật này đều vừa đáng hận vừa đáng thương, khiến khán giả không thể chán hơn.
Nghiên cứu tỉ mỉ những nhân vật này, khán giả sẽ phát hiện những nhân vật phản diện có một điểm chung, đó là họ đều phá vỡ suy nghĩ cố hữu của mọi người về nhân vật người xấu, hình tượng nhân vật đa chiều và phong phú hơn. Lấy ví dụ nhân vật phản diện quốc công Tề Chấn do Lưu Dịch Quân thể hiện trong Phù Dao hoàng hậu, đây là nhân vật phản diện lớn nhất trong phim, làm khó nhân vật chính khắp mọi mặt, để đạt mục đích bất chấp thủ đoạn. Là quốc công dưới một người, trên vạn người, nhưng lại ba lần bảy lượt bị người bên cạnh lừa dối, phản bội, giống như một kẻ ngốc. Hai phẩm chất trái ngược, thông minh và “hồ đồ” dường như cùng tồn tại trong người ông, nhưng lại không cảm thấy thiếu hài hòa, sự tương phản rõ ràng chân thực này rất thú vị. Cuối phim, quốc công Tề Chấn rơi vào cảnh nhà tan cửa nát, kế hoạch chiếm đoạt ngai vàng mà ông đã lên kế hoạch từ lâu cũng trở thành đá lót đường cho người khác. Kiên trì cả đời, phấn đấu cả đời, cuối cùng phát hiện mình chỉ vớt trăng đáy giếng, uổng công vô ích.
Tương tự, còn có Cao quý phi trong phim Diên Hy công lược, khi cả hậu cung đều bận tranh đấu ghen tuông, hoặc chị em thâm tình, Cao quý phi là người duy nhất nghiêm túc tranh đấu trong cung. Một lòng một dạ đấu tranh vươn lên, dường như có thể nhìn thấy hình ảnh người phụ nữ độc lập trên người cô. Nét mặt cô luôn toát lên sự kiêu hãnh, dù ở trước mặt thái hậu hay hoàng thượng cũng không biến mất. Hết lần này đến lần khác hãm hại người khác, đều nhận kết quả thảm bại, Cao quý phi như vậy có một loại cảm giác tương phản, trong chốn hậu cung nhân nghĩa là giả, bỉ ổi là thật, giương cao thương hiệu “Tôi là người xấu”, trái lại trở thành dòng nước thanh khiết giữa một đám người xấu.
Khán giả thích những nhân vật này, có liên quan đến cách xây dựng của diễn viên đối với vai diễn, cũng có liên quan đến đặc điểm riêng của nhân vật. Những nhân vật phản diện không bị chán này, ngoại trừ cái mác người xấu, những đặc điểm khác, hoặc thâm tình, hoặc thú vị, chính các đặc điểm này, khiến nhân vật thoát khỏi hình tượng nguyên mẫu, có xương có thịt hơn.
Việc gì cũng có lý do, xấu có căn có cứ
Những nhân vật phản diện không đáng chỉ trích này, không còn là sự tồn tại để làm nền cho nhân vật chính, đặc điểm tính cách hoặc động cơ việc làm của họ, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như gia đình, hoàn cảnh trưởng thành… và phía sau việc làm của mỗi nhân vật đều có nguyên nhân bên trong.
Nhân vật Ô Đồng trong phim Lưu ly mỹ nhân sát, anh vốn là đệ tử Điểm Tinh cốc, tâm cao khí ngạo. Vì xuất thân nghèo hèn, luôn muốn chứng tỏ bản thân, thủ đoạn hơi cực đoan. Sau này bị truy đuổi đến đường cùng, vì bảo vệ bản thân mà trở nên “thâm sâu khó lường hơn”.
Còn trong phim Hương mật tựa khói sương, nhân vật phản diện Nhuận Ngọc do La Vân Hy thủ diễn, là con trai trưởng của thiên đế, Nhuận Ngọc luôn thận trọng trong lời ăn tiếng nói và việc làm của mình, mấy ngàn năm nếm trải đủ mùi vị ăn nhờ ở đậu, mẹ ruột bị thiên hậu hãm hại không thể gặp mặt. Tự biết thân phận, hành xử khiêm tốn, nhưng lại gặp phải một thiên hậu ngang tàng, xem anh như cái gai trong mắt. Cuối cùng từng bước đi vào con đường biến thành kẻ ác.
Bằng cách giải thích hoàn cảnh và môi trường trưởng thành của nhân vật, đặt nền móng cho những thay đổi sau này. Để khán giả nhìn thấy một nhân vật trong quá trình biến đổi, tình cảm, tính cách, hành vi của nhân vật đều có thể tìm thấy yếu tố ảnh hưởng tương ứng. So với dạng nhân vật phản diện mang tính chức mỏng manh, dạng nhân vật phản diện có trải nghiệm và tình cảm phong phú này càng in sâu vào lòng người.
Chọn vai phá vỡ định kiến, giá trị quan của khán giả thay đổi
Trong định kiến của khán giả, đã quen dùng những từ vẻ mặt gian xảo, khó ưa… mô tả diện mạo của nhân vật phản diện. Vì thế trong nhiều bộ phim trước đây, khi chọn diễn viên cho vai diễn, hầu hết đều chọn từ diện mạo, để phù hợp với ấn tượng của khán giả về kẻ xấu. Còn hiện nay, nhân vật phản diện đã thoát khỏi định kiến về diện mạo.
Ví dụ Nhuận Ngọc trong phim Hương mật tựa khói sương, bề ngoài dịu dàng, thư sinh nho nhã, tạo hình và diện mạo đều dễ tạo thiện cảm với người khác. Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khác, đó là thế hệ khán giả chỉ thích nhân vật chính, nay đã trưởng thành. Lúc nhỏ, chúng ta có cách phán đoán đơn giản đối với đúng sai, không phải đen thì là trắng. Xem phim cũng như vậy, hễ đối đầu với vai chính, thì là vai phản diện. Không tìm hiểu động cơ phía sau của vai phản diện là gì? Hiện tại, thế hệ khán giả đó đã trưởng thành, bắt đầu có cái nhìn khách quan, toàn diện đối với các nhân vật trong phim, tuy không tán thành việc làm của nhân vật phản diện, nhưng có thể hiểu sự bất lực đằng sau đó.
Chỉ có sự chân thực, mới cảm động lòng người nhất
Nhìn lại, những nhân vật phản diện trước đây đều bị “không ưa”, đa số nhân vật có hình tượng khá mong manh, ngoài sự xấu xa hầu như không tìm thấy nét đặc sắc khác. Người tốt cũng như vậy, dù trên lưng mang huyết hải thâm thù, vẫn có thể trở thành hóa thân của chân thiện mỹ. Họ không có ham muốn cá nhân, gần như thoát ly khỏi cơ thể phàm trần, được sinh ra với sứ mệnh cứu vớt nhân loại.
So với thiết kế nhân vật trắng đen rõ ràng, khán giả thích nhân vật có hình tượng phong phú đa chiều hơn, hầu hết dạng nhân vật này giằng co trong vùng xám giữa đen và trắng. Thông qua những nhân vật này có thể nhìn thấy bản tính lương thiện tốt đẹp của con người, cũng có thể cảm nhận sự phức tạp của nhân tính.
Vì thế, cuộc chiến tuyệt vời đích thực giữa phe chính diện và phe phản diện, chỉ là lập trường khác nhau, mỗi bên có niềm tin khác nhau, từ đó mới tranh đấu với nhau, là đối thủ đáng gờm của nhau, như vậy mới có cảm giác thành công và thất bại, cũng như sự bi thương “Trời sinh Du, sao còn sinh Lượng”.
Một nhân vật đa chiều thật sự tồn tại trong một cuốn tiểu thuyết, là nhân vật có thể bước ra khỏi quyển sách, biến thành một con người chân thực và hoàn chỉnh. Người ấy có động lực, phẩm chất, kinh nghiệm, ưu khuyết điểm, niềm vui nỗi buồn riêng, có thể luôn kiên trì làm điều đúng đắn, nhưng cũng luôn có sự do dự; có thể luôn làm việc ác, nhưng cũng có thể luôn cảm thấy ghê tởm, hối hận và sợ hãi đối với việc mình làm.
Muốn viết ra một nhân vật đa chiều, không có đường tắt nào, chỉ có cách quan sát cẩn thận và nắm bắt đúng bản chất con người mới làm được. Quan điểm này áp dụng vào việc xây dựng nhân vật trong phim cũng thích hợp, thoát khỏi “vật dẫn” phim ảnh, đặt vào cuộc sống hiện thực, một đặc điểm nào đó trên người những nhân vật này, có thể tìm thấy trong cuộc sống hiện thực.
Theo Thegioidienanh