Sở hữu khả năng trấn thủ thành trì khi đối mặt với kẻ đ.ịch mạnh hơn ắt sẽ thắng lợi. Lịch sử Trung Quốc từng có 4 vị danh tướng thủ thành mạnh nhất thời kỳ Tam quốc mà khiến Khổng Minh phải bất lực. Họ là ai?
Cuối thời Đông Hán là giai đoạn ch.iến tr.anh n.ổ ra liên miên trong lịch sử Trung Quốc, chư hầu tranh đấu để độc chiếm vùng trung nguyên. Thời kỳ chiến l.oạn đã rèn luyện nên rất nhiều danh tướng tài giỏi.
Binh pháp Tôn Tử có viết: Công và thủ có quan hệ mật thiết với nhau. Thủ không đủ đầy thì công cũng vô ích. Người giỏi phòng thủ có thể ẩn mình dưới “cửu địa”, người giỏi ᴛấɴ ᴄôɴɢ có thể tung hoành khắp “cửu thiên”. Cả hai phối hợp tài tình với nhau mới tạo nên chiến thắng toàn vẹn.
Sở hữu khả năng trấn thủ thành trì khi đối mặt với kẻ đ.ịch mạnh hơn ắt sẽ thắng lợi. Lịch sử Trung Quốc từng có 4 vị danh tướng thủ thành mạnh nhất thời kỳ Tam quốc.
1. Tư Mã Ý
Tư Mã Ý tự Trọng Đạt, là nhà ch.ính tr.ị, nhà quân sự phục vụ nước Tào Ngụy thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông cũng là người đặt nền móng cho nhà Tây Tấn thay thế nhà Nguỵ.
Ông có công lớn bảo vệ được Tào Ngụy trước các cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng. Sau một khoảng thời gian dài nhẫn nhịn Tào Sảng để chờ thời cơ, ông đã tiến hành một cuộc lật đổ ngoạn mục vào năm 249, khiến hoàng đế Nguỵ chỉ còn tồn tại trên lý thuyết. Từ đó vị trí quyền lực nhất của ông trong triều đình nhà Ngụy đã tiếp tục được chuyển giao cho hai con ông là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu nắm quyền lực thực tế của nhà Ngụy, tạo tiền đề cho cháu của ông là Tư Mã Viêm soán ngôi nhà Ngụy, thành lập nhà Tấn, thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời kỳ Tam Quốc.
Tư Mã Ý còn được biến đến là đại tướng chuyên phòng thủ nổi tiếng trong thời Tam quốc.
Trong những cuộc chiến ở Kỳ Sơn, Tư Mã Ý đều đảm đương nhiệm vụ tọa trấn biên giới Tào Ngụy để đối đ.ịch với Gia Cát Lượng. Sau đó, Tư Mã Ý đã thật sự giữ vững được thành trì trước sự tiến công của nhà chiến lược tài ba.
Chiến thuật phòng ngự của Tư Mã Ý vững chắc đến nỗi khiến Gia Cát Lượng phải lui binh nhiều lần vì thiếu hụt lương thực.
Tuy nhiên, khả năng thủ thành của Tư Mã Ý cũng chỉ xếp hạng cuối cùng trong bộ “Tứ đại phòng thủ” của Tam quốc.
Tư Mã Ý trấn thủ thành công trước sự chinh ph.ạt của Gia Cát Lượng có một phần nguyên nhân nhờ vào quân binh đông đúc (nhiều hơn gấp 4 lần so với binh lực của Gia Cát Lượng) và lương thực dồi dào.
Mặc dù sở hữu ưu thế trong nhiều mặt nhưng Tư Mã Ý vẫn không thể đ.ánh trả được Gia Cát Lượng mà chỉ có thể phòng thủ một cách bị động. Điều này chứng tỏ Gia Cát Lượng hoàn toàn có thể kh.ống ch.ế được Tư Mã Ý.
2. Lục Tốn
Lục Tốn tự Bá Ngôn, là 1 tướng lĩnh quân sự và ch.ính tr.ị gia của nhà Đông Ngô sống vào cuối đời Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Khi còn trẻ, ông phụ giúp Đại đô đốc khi ấy của Đông Ngô là Lã Mông, và tham gia trong trận chiến Kinh Châu, trận chiến đã giúp Đông Ngô đ.ánh bại và ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ được đại tướng Thục Hán là Quan Vũ.
Chiến tích vĩ đại nhất của ông là trận Di Lăng, đ.ánh bại quân Thục Hán của Lưu Bị. Lục Tốn đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp của mình sau trận đ.ánh này khi Tôn Quyền coi trọng ông nhiều hơn, thăng ông lên vị trí cao hơn và ban cho ông những chức tước chưa từng thấy.
Năm 221, sau khi Quan Vũ bị giết bởi quân Đông Ngô, Lưu Bị đã không màng đến sự ngăn cản của Gia Cát Lượng, Triệu Vân và văn võ bá quan mà cố chấp dẫn đại quân đi chinh ph.ạt Đông Ngô.
Lục Tốn được Tôn Quyền phong làm đô thống, thống lĩnh ba quân nghênh chiến với Lưu Bị. Lục Tốn biết rõ quân mình không thể đ.ánh lại quân Thục của Lưu Bị nên kiên quyết trấn thành, không tiến công.
Ban đầu, quân Thục tiến công mạnh mẽ, khí thế kinh người. Nhưng về sau, trước sự phòng thủ kiên cố của Lục Tốn, đôi bên dần bị rơi vào tình thế “tiến không được mà lùi cũng không xong”. Giằng co hơn nửa năm, Lục Tốn cuối cùng cũng phát hiện điểm yếu của quân Thục.
Vì để tránh nóng, Lưu Bị đã điều quân hạ doanh trong rừng. Lục Tốn nắm bắt thời cơ đ.ốt l.ửa bao vây. Có thể nói, một đám l.ửa đã hủy sạch tham vọng thống trị thiên hạ của nhà Thục Hán.
3. Hác Chiêu
Hác Chiêu là tướng lĩnh nổi tiếng của Tào Ngụy được Tư Mã Ý tiến cử. Ông đã lập được rất nhiều chiến công khi tuổi đời còn rất trẻ.
Năm 228, một trong “Ngũ tử lương tướng” – Trương Cáp đã đ.ánh bại Mã Tắc trong trận Nhai Đình. Vì con đường tiếp tế lương thảo đã bị cắt đứt nên Gia Cát Lượng đành phải lui binh. Nhưng Tào Chân (tướng lĩnh trong gia tộc của Tào Tháo) cho rằng Gia Cát Lượng chắc chắn sẽ tiến quân đ.ánh vào khu vực Trần Thương nên ông đã phái Hác Chiêu trấn thủ thành trì này.
Quả nhiên, Tào Chân đã dự đoán như thần. Đầu năm 229, Gia Cát Lượng đã thật sự dẫn quân Thục tiến đ.ánh khu vực Trần Thương.
Đội quân của Gia Cát Lượng có đến hơn 30 – 40 nghìn binh sĩ nhưng quân thủ thành của Hác Chiêu chỉ hơn 1 nghìn người. Tuy nhiên, nhờ vào ưu thế địa hình và năng lực chỉ huy xuất sắc, Hác Chiêu đã thành công trấn thủ Trần Thương hơn 20 ngày, khiến Gia Cát Lượng phải bất lực, hoài công vô ích.
Cuối cùng, Tào Ngụy đã dẫn binh đến tiếp ứng Hác Chiêu nên Gia Cát Lượng chỉ có thể lui binh.
4. Tào Nhân
Tào Nhân là em cùng họ của Tào Tháo. Là vị tướng thuộc dòng tộc họ Tào đầu tiên dưới trướng của Tào Tháo. Ông được xem là vị đại tướng thủ thành giỏi nhất thời kỳ Tam quốc. Tào Nhân được đánh giá là người có kỹ năng thủ thành mang đầy tính chiến lược.
Khi Tào Tháo đối đầu Lữ Bố, Tào Nhân đã trấn thủ khu vực Câu Dương trước sự tiến đ.ánh của Lưu Hà (một viên tướng phục vụ Lữ Bố).
Thời điểm Tào Tháo gi.ao ch.iến với Viên Thiệu, Tào Nhân đã đối phó với Lưu Bị.
Sau khi Tào Tháo đại bại trong trận Xích Bích, nhuệ khí của quân sĩ bị suy giảm, Tào Nhân đã kiên trì thủ vệ Giang Lăng, cản trở sự tr.uy k.ích của Chu Du.
Khi Tào Tháo chiến đấu với Mã Siêu, Tào Nhân đã trấn thủ Tây Lương.
Tào Nhân luôn là thiết vệ mạnh nhất bên cạnh Tào Tháo. Có Tào Nhân trông coi những cứ địa trọng điểm, Tào Tháo mới yên tâm thực hiện nguyện vọng bá chủ thiên hạ.
Chiến tích kinh điển nhất của Tào Nhân chính là phòng thủ Phàn Thành trước đội quân của Quan Vũ. Mặc cho Quan Vũ sử dụng trăm phương nghìn kế cũng không thể chiếm hạ được Phàn Thành dưới năng lực chỉ huy của Tào Nhân.
(Nguồn: Sohu)