Lữ Bố, Mã Siêu, Quan Vũ và Hoàng Trung đều là những mãnh tướng uy danh lẫm liệt thời Tam Quốc, vậy mà hộ lại thất bại dưới tay ba vị tướng vô danh tiểu tốt này.
Vào thời Tam Quốc có rất nhiều danh tướng gắn liến với các chiến tích vang danh thiên hạ. Như Lữ Bố võ lực cao cường, 𝘨.𝘪.𝘦̂́.𝘵 Đổng Trác, công phá Trương Yến, đánh bại Viên Thuật, giao chiến nhiều trận với Tào Tháo. Hay như Quan Vũ, 𝘤𝘩.𝘦́.𝘮 Nhan Lương, bắt sống Vu Cầm, 𝘨.𝘪.𝘦̂́.𝘵 Bàng Đức, uy trấn Hoa Hùng. Còn Mã Siêu, suýt 𝘨.𝘪.𝘦̂́.𝘵 được Tào Tháo, thay ngựa đấu Hứa Chử, ngày đêm chiến Trương Phi, phò trợ Lưu Bị thành lập Thục Hán, chiến công hiển hách. Vậy mà ba người họ lại từng bị những tướng sĩ vô danh đánh bại.
Vô danh tiểu tướng đánh bại Lữ Bố
Lữ Bố với Phương Thiên Họa Kích và ngựa Xích Thổ được đánh giá là vô địch đương thời. Vậy mà Lữ Bố từng phải tháo chạy trước một vô danh tiêu tướng tên là Lý Tiến.
Lữ Bố vô địch thiên hạ nhưng từng bại trận trước một tiểu tướng vô danh
Theo Sử Ký, vào thời điểm đó Lý Tiến chỉ một thân một mình nhưng vẫn đánh bại được Lữ Bố, người đang suất lĩnh một ngàn kỵ binh của Tinh Châu. Có thể nói Lý Tiến đã tạo nên chiến tích huy hoàng trong lịch sử, là nhân vật duy nhất đánh bại Lữ Bố một cách chính diện.
Trận chiến ấy được miêu tả như sau:
Tào Tháo nghe tin Duyện Châu sắp thất thủ, vô cùng kinh s.ợ, nhanh chóng vứt bỏ Từ Châu, trở về tìm Lữ Bố để lấy lại Duyện Châu. Tào Tháo dụng binh thao lược, còn Lữ Bố thì giỏi giao chiến. Cuối cùng Lữ Bố thiếu hụt lương thảo, bèn dẫn theo tám binh sĩ, âm thầm cưỡi ngựa chạy trốn trong đêm, rời khỏi Bộc Dương thành.
Nhưng lúc này đột nhiên nghe thấy tiếng vang, từ trong vùng hoang dã xuất hiện một số dân chúng cầm theo đ.𝘢.𝘰, 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛𝘯𝘨, chỉ vào Lữ Bố hét lớn: “Chúng ta và Lý Tiến đều là người trong huyện, ngươi mau đầu hàng“.
Đây thật sự là “Long du thiển thủy tao hà hí, hổ lạc bình dương bị khuyển khi” (rồng gặp nước nông tôm bỡn cợt, hổ xuống đồng bằng bị chó khinh). Lữ Bố thịnh nộ, cùng tám viên tướng giao chiến với Lý Tiến, nhưng bởi vì người của Lữ Bố đã đói khát nhiều ngày nên chịu thua trận này, đành phải chật vật bỏ chạy thoát thân.
Nhân vật Lý Tiến chỉ xuất hiện một thoáng, sau đó không còn được nhắc đến nữa, giống như đã hoàn toàn mai danh ẩn tích, khiến cho người đời sau cảm thấy khó mà lý giải cho được. Tục ngữ có câu: “𝘓.𝘰.𝘢̣.𝘯 thế xuất kiêu hùng”, Tam quốc là thời kỳ có nhiều mãnh tướng nhất, được ví là mãnh tướng và mưu thần như mây, không chỉ có những vị anh hùng lĩnh quân ra trận, mà còn có rất nhiều anh hùng vô danh ẩn mình trong dân gian.
Diêm Hành suýt 𝘨.𝘪.𝘦̂́.𝘵 Mã Siêu
Diêm Hành tự Ngạn Minh, sau đổi tên thành Diêm Diệm, người Kim Thành, là một nhân vật thời Tam Quốc những năm cuối Đông Hán. Nhờ có công giúp Tào Tháo 𝘵.𝘪.𝘦̂.𝘶 𝘥.𝘪.𝘦̣̂.𝘵 Hàn Toại bình định Lương Châu mà được trọng dụng. Việc này được ghi lại trong “Tam Quốc Chí-Ngụy Thư-Trương Ký truyện”.
Mã Siêu từng bị Diêm Hành kề mâu sát cổ suýt mất mạng
Diêm Hành thời niên thiếu cũng có một chút tiếng tăm, là một tiểu tướng đi theo Hàn Toại. Khi Hàn Toại và Mã Đằng xảy ra xung đột, Diêm Hành đã dùng mâu kích đấu với Mã Siêu, mâu bị gãy, Diêm tiếp tục dùng mảnh mâu gãy tấn công vào cổ Siêu, chút nữa khiến Siêu mất mạng.
Mã Siêu là nhân vật như nào thì nhiều người đã quá quen thuộc, thuộc hàng Ngũ Hổ thượng tướng của Thục Hán, đánh ngang ngửa với Hứa Chử và Trương Phi. Vậy mà Diêm Hành suýt chút nữa lấy được mạng Mã Siêu, không thể không công nhận sự dũng của Diêm Hành.
Mã Trung mai phục Quan Vũ, một t.ê.n b.ắ.n trúng Hoàng Trung
Trong Tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Mã Trung là tướng dưới quyền Phan Chương.
Quan Vũ và Quan Bình thua chạy đến Mạch Thành thì trúng mai phục của quân Đông Ngô. Quan Vũ ngã ngựa, bị Mã Trung bắt được đem về dâng cho Tôn Quyền.
Tôn Quyền thu phục không được, bèn 𝘤𝘩.𝘦́.𝘮 đ𝘢̂̀𝘶 Quan Vũ. Ngựa Xích Thố của Quan Vũ được Tôn Quyền thưởng cho Mã Trung cưỡi, nhưng không được mấy hôm thì 𝘤𝘩.𝘦̂́.𝘵 vì không chịu ăn uống gì.
Trên thực tế, sử sách Trung Quốc sau này chỉ nhắc đến việc Mã Trung là người khuất phục hai cha con Quan Vũ, nhưng không rõ ai là người trực tiếp ra tay 𝘴.𝘢́.𝘵 𝘩.𝘢̣.𝘪 Quan Vũ.
Lưu Bị nghe tin Quan Vũ chết thì hết sức tức giận, đem đại quân đánh Đông Ngô 𝘵𝘳.𝘢̉ 𝘵𝘩.𝘶̀, coi Mã Trung là kẻ phải bị 𝘵.𝘪.𝘦̂.𝘶 𝘥.𝘪.𝘦̣̂.𝘵.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, Mã Trung được phác họa là người 𝘣𝘢̆́𝘯 𝘤𝘩.𝘦̂́.𝘵 tướng Hoàng Trung của Thục Hán, khi đại quân Thục do Lưu Bị thống lĩnh sang chinh phạt Đông Ngô.
Mã Trung được lệnh phục kích sẵn từ trước, đợi khi quân Hoàng Trung chạy đến từ bất ngờ từ trên sườn núi đánh xuống. Mã Trung bắn một phát trúng ngay vào giữa vai khiến Hoàng Trung suýt ngã ngựa. Hoàng Trung khi đó tuổi đã già, sức khỏe yếu nên bị trúng tên và qua đời không lâu sau đó.
Không lâu sau, Phan Chương bị Quan Hưng 𝘨.𝘪.𝘦̂́.𝘵 𝘤𝘩.𝘦̂́.𝘵, Mã Trung thấy vậy liền dẫn quân bao vây Quan Hưng đồng thời công đánh viện quân của Trương Bào. Sau đó Mã Trung đem Phó Sĩ Nhân, My Phương ra đóng đồn tại bến sông với mong muốn phục 𝘵𝘩.𝘶̀ cho Phan Chương.
Một viên tướng Tư Mã nhỏ bé có thể bắt sống và bắn 𝘤𝘩.𝘦̂́.𝘵 hai trong số Ngũ Hổ tướng đủ để chứng tỏ Mã Trung hoàn toàn không đơn giản.