Nhiều nhà nghiên cứu nhận định nếu Viên Thiệu chịu nghe mưu kế của Thư Thụ, thì họ Viên sớm đã chiếm được thiên hạ, chứ không phải chịu kết cục bại vong thảm hại.
Thư Thụ cùng với Điền Phong, được coi là mưu sĩ tài năng nhất của Viên Thiệu. Ông thường đưa ra những lời khuyên chuẩn xác cho Viên Thiệu, nhưng phần lớn đều bị bỏ ngoài tai.
Viên Thiệu, tự Bản Sơ, là tướng lĩnh Đông Hán và quân phiệt thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Viên Thiệu là một trong những thế lực quân ph.iệt hùng mạnh nhất thời Tam quốc.
Ông là một trong những thế lực quân ph.iệt hùng mạnh nhất thời Tam quốc, thống lĩnh Ký Châu, U Châu, Tịnh Châu, Thanh Châu, được gọi là Hà Sóc Tứ Châu. Vào thời kì đầu Tam quốc, ông là đối thủ mạnh nhất của Tào Tháo, lúc đó chỉ làm chủ Duyện Châu, yếu thế hơn hẳn.
Thế nhưng sau thất bại ở trận Quan Độ, ông đã bị Tào Tháo đ.ánh bại và cũng vì chiến thắng này mà Tào Tháo trở thành sứ quân hùng mạnh nhất bấy giờ.
Trong lịch sử, ông được mô tả tính tình nhu nhược, hay chần chừ không quyết đoán, không giỏi mưu lược. Bên cạnh đó, ông lại hay nghi kị những mưu sĩ của mình như Điền Phong, Hứa Du. Bên cạnh đó nếu ông chịu nghe theo kế sách của danh sĩ Hà Bắc là Thư Thụ thì đã không thất bại trước một người trọng nhân tài và đa mưu như Tào Tháo.
Thư Thụ (?-200), tên tự là Công Dữ, là mưu thần thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Thư Thụ vốn là mưu thần dưới quyền Châu mục Ký Châu Hàn Phức. Năm 192, Viên Thiệu bày mưu cùng Công Tôn Toản tấn công Ký Châu của Hàn Phức khiến Hàn Phức sợ hãi xin nhường Ký Châu cho Viên Thiệu. Thư Thụ đi theo Viên Thiệu.
Ông được Viên Thiệu bổ nhiệm làm Yết giả. Lúc đó vua Hán Hiến Đế đang bị Đổng Trác khống chế, đưa từ Lạc Dương đi Trường An. Viên Thiệu hỏi kế ông cách chinh phục thiên hạ. Thư Thụ hiến kế sách như sau:
“Tướng quân là bậc anh hùng cái thế, tuổi trẻ tài cao, ít tuổi mà đã làm quan trong triều, tiếng tăm lừng lẫy; vì đại nghĩa mà dám biểu thị sự bất bình trước hành động ngang ngược của Đổng Trác, đơn thương độc mã ra khỏi trùng vây, khiến Đổng Trác kinh hoảng; vượt Hoàng Hà đi nhậm chức Bột Hải, dân Bột Hải phủ phục xưng thần. Dựa vào sức mạnh của quận Bột Hải, được sự ủng hộ của cả Ký Châu, quả là oai làm rung động Hà Sóc, danh lừng lẫy thiên hạ. Tuy thiên hạ vẫn chưa yên, nhưng kẻ nào dám ngăn cản tướng quân? Nay tướng quân đem quân sang phía đông, tất bình định Thanh Châu; vòng sang Hắc Sơn, tất Trương Yên bị ᴅɪệᴛ; tiến lên hướng bắc, tất Công Tôn ᴛɪêᴜ ᴠᴏɴɢ; ᴜʏ ʜɪếᴘ Nhung Địch, tất Hung Nô phục tùng. Tướng quân sẽ là anh hùng cứu thế, thiên hạ vì nể. Khi đó, tướng quân sẽ rước nhà vua từ Trường An về Lạc Dương, khôi phục tôn miếu xã tắc ở Lạc Ấp. Sau đó, kêu gọi thiên hạ đ.ánh kẻ không chịu phục tùng. Với ưu thế ch.ính tr.ị như vậy, ai dám tranh hơn với tướng quân? Chẳng mấy chốc đại sự sẽ thành”.
Viên Thiệu khen kế ông hay, phong cho ông làm Phấn vũ tướng quân, lệnh cho ông giám hộ các bộ tướng. Nhưng mưu kế của ông không được thi hành.
Năm 195, Hán Hiến Đế bổ nhiệm Viên Thiệu làm Hữu tướng quân. Cuối năm đó, vì l.oạn Lý Thôi và Quách Dĩ ở Trường An, Hiến Đế phải bỏ chạy về phía đông. Thư Thụ bèn khuyên Viên Thiệu nghênh đón Hiến Đế về Nghiệp Thành:
“Ngài… nên xuống phía tây đón đại giá hoàng đế, đưa vào trú ở Nghiệp Đô, như thế có thể khống chế được thiên tử mà lệnh cho chư hầu, tích trữ binh mã để dẹp bọn chưa phục”.
Viên Thiệu vốn tán đồng ý kiến này, nhưng lúc đó Thuần Vu Quỳnh và Quách Đồ không đồng tình. Viên Thiệu thấy họ nói có lý, nghe theo Quách Đồ. Ngay sau đó Tào Tháo ở Duyện Châu mang quân tới đón Hán Hiến Đế, giành Hiến Đế từ tay Dương Phụng, Hàn Tiêm, trở thành người “mượn danh thiên tử sai khiến chư hầu”. Viên Thiệu hối hận không nghe lời Thư Thụ đã muộn.
Nhiều nhà nghiên cứu nhận định nếu Viên Thiệu chịu nghe mưu kế của Thư Thụ, thì họ Viên sớm đã chiếm được thiên hạ, chứ không phải chịu kết cục bại vong thảm hại.
Quốc Tiệp (t/h)