Từ năm 2018 đến nay, gia đình ông Chiến được vận động và nhiều lần làm đơn tự nguyện chuyển giao 15 con hổ cho các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã hoặc tổ chức phù hợp, song chưa thực hiện được vì vướng mắc phần kinh phí bồi hoàn.

Năm 2007, gia đình ông Nguyễn Mậu Chiến (52 tuổi, ở xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) mua 10 con hổ, mỗi con nặng trung bình 7 kg, của một người không quen biết, đưa từ Lào về.

Khi đó, cơ quan chức năng phát hiện, xử ph.ạt ông Chiến 30 triệu đồng và cho phép được tiếp tục chăm sóc, nuôi dưỡng đàn hổ. Năm 2008, ông Chiến mua thêm 5 con hổ khác và một lần nữa bị ph.ạt 30 triệu đồng.

Quá trình nuôi nhốt, vào các năm 2007, 2010, 2012, 4 con hổ bị ᴄʜếᴛ, đàn còn lại 11 con. Tổng trọng lượng đàn hổ hiện khoảng 1.750 kg, con lớn nhất 200 kg, con nhỏ chừng 100 kg.

Từ năm 2018 đến nay, gia đình ông Chiến được vận động và nhiều lần làm đơn tự nguyện chuyển giao đàn hổ cho các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã hoặc tổ chức phù hợp, song chưa thực hiện được vì vướng mắc phần kinh phí bồi hoàn.

Các trung tâm cứu hộ sẵn sàng tiếp nhận số hổ, song không chấp nhận chi tiền công chăm nuôi gần 15 năm qua theo đề xuất của chủ trại.

Do hổ ăn nhiều, chi phí nuôi tốn kém nên đại diện gia đình ông Chiến cho biết “đến giờ thực sự mệt mỏi, kiệt quệ”. Gia đình mong muốn được nhà nước hỗ trợ kinh phí để duy trì hoạt động hoặc có phương án chuyển đàn hổ đến nơi phù hợp, báo VnExpress ghi nhận những áp lực từ việc chăm sóc 11 con hổ của gia đình ông Chiến.

Theo thông tin trên Vietnamnet, trước đây, số hổ này được gia đình ông Chiến nuôi nhốt ngay tại nhà trong thôn 27, xã Xuân Tín. Không chỉ làm người dân lo lắng, mất ăn mất ngủ mỗi khi hổ đói ăn gầm lên mà chúng còn gây ô nhiễm môi trường cho khu dân cư. Đến năm 2010, trại nuôi hổ được xây dựng ở khu vực cồn Tàu Voi.

Dù xa khu dân cư, nhưng người dân vẫn lo lắng vì ʜɪểᴍ ʜọᴀ mà đàn hổ gây ra là khôn lường vì khu vực nuôi nhốt hiện chỉ cách đê Cầu Chày khoảng 300m. Nếu đê vỡ, nước tràn vào thì nguy cơ hổ thoát ra ngoài là rất lớn. Tuy nhiên, chủ trại hổ khẳng định hệ thống chuồng trại của mình rất kiên cố.

Hiện định kỳ 3 tháng một lần, lực lượng liên ngành kiểm tra trại hổ một lần, còn kiểm lâm viên phụ trách địa bàn thì hàng tuần phải đến nắm số lượng, kiểm tra mức độ an toàn chuồng trại hoặc môi trường sinh thái.

Một số hình ảnh tại trại hổ tư nhân gây xôn xao:

Trại nuôi 11 con hổ của gia đình Nguyễn Mậu Chiến được đánh giá là địa điểm nuôi loài “chúa sơn lâm” lớn nhất khu vực. Ảnh: Người lao động

Đàn hổ lúc đầu có 15 con. Từ 2008 đến 2012, 4 con hổ lần lượt ᴄʜếᴛ do bệnh nặng. Sau nhiều năm được chăm sóc, 11 con hổ còn lại đều trưởng thành, nặng từ 1,5 đến 2 tạ. Ảnh: Báo Nhân dân

Đàn hổ nhìn rất h.ung d.ữ. Ảnh: Người lao động

Hạt Kiểm lâm huyện Thọ Xuân thường xuyên cử người xuống trang trại kiểm tra số lượng hổ, công tác vệ sinh, phòng bệnh và chuồng trại. Ảnh: Người lao động

Tổng hợp

https://soha.vn/dai-gia-thanh-hoa-nuoi-duong-11-con-ho-du-den-gio-thuc-su-met-moi-kiet-que-20220204161623681.htm