Giai thoại “tam cố thảo lư” nổi tiếng thời Tam Quốc chính là sự khởi đầu cho lịch sử của bộ đôi Lưu Bị-Khổng Minh, nhưng chính lúc đó Lưu Bị đã bỏ lỡ một vị cao nhân khác.
Chắc chắn đối với những người hâm mộ “Tam Quốc” đều biết đến giai thoại “tam cố thảo lư” của Lưu Bị và Gia Cát Lượng. Năm đó, Lưu Bị đang đóng quân ở Tân Dã thành c.h.ố.n.g lại Tào Tháo, khao khát có được hiền tài phò tá cho ông. Sau khi quân sư đầu tiên của Lưu Bị là Từ Thứ bị Tào Tháo d̲ù̲n̲g̲ ̲m̲ư̲u̲ ̲c̲h̲i̲ê̲u̲ ̲d̲ụ̲, Lưu Bị càng nóng lòng tìm kiếm được nhân tài.
Lưu Bị ba lần đích thân tới mời Gia Cát Lượng xuất sơn
Khi biết được Gia Cát Lượng tự ví mình với Quản Trọng, Lưu Bị đã đích thân ba lần tới cầu kiến. Bị động lòng trước thành ý của Lưu Bị, Gia Cát Lượng đã quyết định xuống núi và mang đến cho Lưu Bị một chiến lược “Long Trung đối sách” trứ danh. Nhưng cũng chính vào lúc đó, Lưu Bị đã bỏ lỡ một vị cao nhân khác, đó là ai?
Trước hết, chúng ta cùng lí giải tại sao Lưu Bị lại khao khát có được một quân sư tài ba có thể giúp ông đưa ra kế sách c.h.i.ế.n lược.
Bản thân Lưu Bị vốn mang dòng máu Hoàng gia, nhưng đến ông ánh hào quang đó trở nên vô dụng chỉ có thể sống như thường dân áo vải. Sự nghiệp của Lưu Bị bắt đầu bằng việc tham gia t̲r̲ấ̲n̲ ̲á̲p̲ ̲l̲o̲ạ̲n̲ Khăn vàng, nhưng tham vọng của ông không chỉ có vậy.
Lưu Bị mang trong mình dòng máu hoàng gia nhưng khởi đầu sự nghiệp rất khó khăn
Ở Từ Châu là lúc Lưu Bị có một địa bàn thực sự để có thể t̲r̲a̲n̲h̲ ̲đ̲ấ̲u̲ thiên hạ nhưng lại rất nhanh chóng bị Tào Tháo đ̲á̲n̲h̲ ̲b̲ạ̲i̲ ̲m̲ấ̲t̲ ̲đ̲i̲ ̲Từ Châu. Thời gian này Lưu Bị chạy đi nương tựa các Lộ chư hầu, nhưng các Lộ chư hầu chỉ coi ông như một “h̲ọ̲n̲g̲ ̲s̲ú̲n̲g̲” để lợi dụng chứ không hoàn toàn tin tưởng.
Lưu Bị trước khi gặp được Từ Thứ có thể nói là b.ạ.i nhiều thắng ít, luôn luôn bị Tào Tháo á.p c.h.ế. Sau khi gặp được Từ Thứ, không ngờ Từ Thứ lại có thể giúp Lưu Bị dùng nhu t.h.ắ.n.g c.ư.ơ.n.g, đ̲á̲n̲h̲ ̲b̲ạ̲i̲ đại tướng Tào Nhân.
Đến lúc này Lưu Bị mới nhận ra tầm quan trọng của một quân sư có m̲ư̲u̲ ̲đ̲ồ̲ ̲s̲á̲c̲h̲ ̲l̲ư̲ợ̲c̲, đó cũng là nguyên nhân sau này đích thân Lưu Bị “tam cố thảo lư” mời bằng được Khổng Minh xuống núi phò tá.
Tuy nhiên, việc này có liên quan gì đến vị cao nhân kia? Vị cao nhân kia là ai? Thực ra Lưu Bị đã từng gặp người đó, ông là Thôi Châu Bình.
Thôi Châu Bình có thực lực và địa vị rất lớn
Thôi Châu Bình hồi trẻ rất thích kết giao với anh hùng thiên hạ, cũng giống với Từ Thứ là một hiệp sĩ thích ngao du thiên hạ. Nhưng sau khi trải qua l.o.ạ.n Khăn vàng, Hán triều rơi vào cảnh d̲â̲n̲ ̲c̲h̲ú̲n̲g̲ ̲l̲ầ̲m̲ ̲t̲h̲a̲n̲,̲ ̲q̲u̲a̲n̲ ̲v̲i̲ê̲n̲ ̲h̲ủ̲ ̲b̲ạ̲i̲. Hai người họ đều cho rằng chỉ có học cách thao lược t̲r̲ị̲ ̲q̲u̲ố̲c̲ ̲đ̲i̲ề̲u̲ ̲b̲i̲n̲h̲ mới có thể nuôi được trí lớn, vì thế mới bỏ v.õ học văn, tập trung học b̲i̲n̲h̲ ̲p̲h̲á̲p̲ ̲c̲h̲i̲ế̲n̲ ̲l̲ư̲ợ̲c̲.
Thôi Châu Bình có phụ thân là Thái úy Hán triều, nên sau khi học hành có thành quả liền được nhậm chức Trung Lang Tướng, không lâu sau thì được làm Thái t.h.ú. Lúc ông còn tại vị đã có những đóng góp rất lớn cho việc xây dựng c̲h̲í̲n̲h̲ ̲t̲r̲ị̲ ̲v̲à̲ ̲q̲u̲â̲n̲ ̲đ̲ộ̲i̲ địa phương, dân chúng nể phục. Trong thời gian 18 Lộ chư hầu n̲ổ̲i̲ ̲d̲ậ̲y̲ chống Đổng Trác, chính ông là người đưa ra k̲ế̲ ̲s̲á̲c̲h̲ ̲c̲h̲i̲ế̲n̲ ̲l̲ư̲ợ̲c̲ cho vị chư hầu lớn nhất, Viên Thiệu. Như vậy có thể thấy rằng thực lực và địa vị của ông rất lớn.
Sau khi đ̲á̲n̲h̲ ̲b̲ạ̲i̲ được Đổng Trác, Thôi Châu Bình nghĩ rằng thiên hạ đã thái bình, nhưng chuyện không dừng lại ở đó. Các chư hầu bắt đầu c̲h̲i̲n̲h̲ ̲p̲h̲ạ̲t̲ ̲l̲ẫ̲n̲ ̲n̲h̲a̲u̲, ông quá t̲u̲y̲ệ̲t̲ ̲v̲ọ̲n̲g̲ đành trực tiếp từ quan, đi về Kinh Châu, kết giao với các nhân sĩ bằng hữu.
Lưu Bị đã có dịp thỉnh giáo Thôi Châu Bình trong lần thứ hai đến gặp Gia Cát Lượng
Trong lúc Lưu Bị lần thứ hai đến mời Gia Cát Lượng phò tá đã gặp Thôi Châu Bình. Lưu Bị cũng đã được tham khảo ý kiến của Thôi Châu Bình và ông cũng có dịp đánh giá sự độ lượng và tầm nhìn của Lưu Bị.
Thậm chí lúc đó Thôi Châu Bình đã đưa ra lời dự báo về t̲h̲ấ̲t̲ ̲b̲ạ̲i̲ ̲của Gia Cát Lượng:”Thuận trời thì an nhàn, trái trời thì vất vả, số đã định, thì không c.h.ố.n.g l.ạ.i được”. Chỉ tiếc là lúc này, Lưu Bị một lòng hướng về Gia Cát Lượng, hoàn toàn không chú ý rằng còn có một nhân tài như vậy. Rất lâu sau này khi Lưu Bị nhớ lại chuyện đó mới thấy h̲ố̲i̲ ̲h̲ậ̲n̲ ̲d̲a̲y̲ ̲d̲ứ̲t̲.
Trong lịch sử những cao nhân thường thích kiểm tra các quân chủ như vậy, hoặc là quan sát năng lực và đức hạnh của vị quân chủ đó có đáng để họ phò tá hay không. Gia Cát Lượng cũng vậy, Thôi Châu Bình cũng như thế.
Chỉ khác là Lưu Bị là một lòng cảm phục Gia Cát Lượng, và Gia Cát Lượng để báo đáp ân tình đó cũng đang giúp Lưu Bị xây dựng chính quyền Thục Hán. Lưu Bị không chú ý đến tài năng của Thôi Châu Bính nên đã bỏ lỡ một vị cao nhân như vậy.
Hoa Anh Thịnh (Theo Sohu)