Ếch chết tại miệng, nếu không biết giữ cái miệng của mình thì dù là người tài giỏi cũng có ngày rước họa vào thân.
Một ngày nọ, Hứa Chử gặp được Hứa Du tại cửa Đông của Nghiệp Thành. Sau khi nhìn thấy Hứa Chử, Hứa Du kiêu căng nói với Hứa Chử rằng: Nếu như không có tôi, các ông sao có thể đánh chiếm được Ký Châu?
Hứa Chử nghe xong vô cùng tức giận, đánh chiếm được là công sức của tập thể, sao có thể để một mình Hứa Du kiêu ngạo? Trong lúc nóng giận, Hứa Chử bèn g.i.ế.t c.h.ế.t Hứa Du, sau đó mang thủ cấp tới cho Tào Tháo, nói rõ nguyên nhân hậu quả.
Sau khi nghe xong, Tào Tháo đã giáo huấn Hứa Chử, Tào Tháo trách tội Hứa Chử không nên hành động lỗ mãng như vậy, Hứa Du chẳng qua chỉ nghĩ gì nói nấy, chứ không hề có ý khác. Về sau, Tào Tháo hạ lệnh an táng Hứa Du một cách trọng thể.
Căn cứ theo cuốn “Tam quốc chí”, có nhắc tới việc Hứa Du bị Tào Tháo g.i.ế.t c.h.ế.t. Hứa Du và Tào Tháo chơi với nhau từ nhỏ, quan hệ hiển nhiên rất thân thiết. Trong trận Quan Độ, Hứa Du vứt bỏ Viên Thiệu để sang đầu quân cho Tào Tháo, còn nói lại yếu lược tấn công của Viên Thiệu cho Tào Tháo, Tào Tháo mới giành được toàn thắng trong trận Quan Độ.
Hình ảnh nhân vật Hứa Du trên phim.
Về sau, Hứa Du vô cùng kiêu căng, ông cho rằng mình đã phát huy tác dụng rất to lớn trong trận chiến, khi gặp Tào Tháo cũng gọi thẳng tiểu tự của Tào Tháo (A Man). Điều này khiến Tào Tháo rất tức giận, tuy rằng ngoài mặt vẫn thân thiết với Hứa Du như trước, nhưng cũng rất bực bội với thái độ ngạo mạn ngông cuồng của Hứa Du.
Tuy rằng Hứa Du cũng đã lập được rất nhiều chiến công, thế nhưng Tào Tháo không thể tha thứ cho việc Hứa Du ngang nhiên gọi tiểu tự của mình trước mặt rất nhiều người, Tào Tháo không nhẫn nhịn được nữa. Vậy là Thào Tháo hạ lệnh cho thị vệ của mình g.i.ế.t c.h.ế.t Hứa Du.
Tào Tháo rất yêu thương thuộc hạ của mình, ông cho rằng họ đều là những mưu sĩ rất có tài năng, nhưng Tào Tháo không chấp nhận được loại người ngông cuồng, tự cao tự đại, còn hết sức không kính trọng mình. Cách làm của Hứa Du đã chọc giận Tào Tháo. Vì thế, Tào Tháo đã lựa chọn g.i.ế.t c.h.ế.t ông ta.
Tại sao Hứa Du đầu quân cho Tào Tháo?
Hứa Du, tự Tử Viễn, vốn là mưu sĩ dưới trướng Viên Thiệu. Bản thân Viên Thiệu có binh lực hùng mạnh, quả thật không phải hạng người Tào Tháo có thể so sánh được, thế nhưng Hứa Du lại đầu quân cho Tào Tháo vào thời điểm quan trọng nhất của trận chiến Quan Độ. Tại sao lại như vậy?
Hình ảnh nhân vật Tào Tháo trên phim.
Thứ nhất, Hứa Du tự cho rằng mình có tài, có năng lực, hiển nhiên phải nhận được sự trọng dụng, nhưng ở trong quân đội của Viên Thiệu, Viên Thiệu tin lời gièm pha, không những không trọng dụng Hứa Du, lại còn làm ông nhục nhã. Về sau, lại thêm việc con trai Hứa Du phạm tội bị bắt, ông cầu xin nhưng vô ích, bởi thế trở nên căm ghét Viên Thiệu.
Chính vào thời điểm ấy, Viên Thiệu khăng khăng làm theo ý mình, cử tên ma men Ô Sào bảo vệ khu vực trọng yếu cất giữ lương thảo, bị Hứa Du dùng làm viên gạch lót đường để ra hàng Tào Tháo, rồi đầu quân cho Tào Tháo ngay lập tức.
Vả lại, Hứa Du và Tào Tháo vốn là bạn bè từ nhỏ, sau khi Hứa Du nhận ra Viên Thiệu không thể chống lại Tào Tháo, hiển nhiên ông sẽ coi Tào Tháo là lựa chọn hàng đầu.
Hơn nữa, Hứa Du vốn là một kẻ tham công hám lợi, hoàn toàn không có cơ hội phát huy tài năng của mình trong quân đội của Viên Thiệu, bởi vậy việc ông đầu quân cho Tào Tháo không phải là hành động bực tức nhất thời, thay vào đó là quyết định sau khi đã suy tính cặn kẽ. Sau khi tóm được sơ hở của Viên Thiệu, Hứa Du đi đường suốt đêm tới đầu quân cho Tào Tháo, mưu mô thâm hiểm.
Việc Tào Tháo chân trần ra đón cũng khiến Hứa Du cảm động, ông lập tức dâng lên một kế, đề nghị Tào Tháo ra tay với lương thảo của Viên Thiệu.
Sau khi tiếp nhận ý kiến, Tào Tháo đã cho đốt lương thảo của Viên Thiệu, quân của Viên Thiệu rối như tơ vò.
Hình ảnh trận chiến Quan Độ trên phim.
Sự xuất hiện của Hứa Du là bước ngoặt của trận Quan Độ. Nếu không có ông, kết cục có lẽ sẽ thay đổi. Vậy nhưng Hứa Du lại không đủ thông minh, ông không hiểu được bản chất gian hùng của Tào Tháo, thế nên đã ỷ vào công lao to lớn, sau trận Quan Độ đã ăn nói ngông cuồng không biết bao lần, cuối cùng chọc giận Tào Tháo mà rước họa vào thân.
*Theo quan điểm của Qulishi