3 anh em Gia Cát Lượng đều có hướng đi khác nhau, vậy thì sự lựa chọn của ai mới là có kết cục tốt đẹp nhất? 

Thời Tam Quốc, nói đến “3 huynh đệ ʟᴏᴀ̣ɴ thế xuất anh hùng”, người ta thường nghĩ đến Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, cùng nhau phấn đấu cho đại nghiệp thống nhất thiên hạ. Thế nhưng ít ai biết rằng, Tam Quốc còn có tổ hợp xuất chúng khác. Đó chính là 3 anh em Gia Cát Lượng.

Gia Cát Cẩn và Gia Cát Lượng là anh em ruột, Gia Cát Đản cũng là anh em trong nội tộc, nhưng ba người họ lại lần lượt dốc sức cho Nguỵ, Thục và Ngô, hơn nữa rõ ràng là hai người còn lại khó bề sánh kịp với địa vị và tiếng tăm của Gia Cát Lượng.

Trên thực tế, người tham gia thế cục đấu đá 3 nước đầu tiên chính là Gia Cát Cẩn, sau đó mới đến Gia Cát Lượng và cuối cùng là Gia Cát Đản.

Tại sao 3 anh em không cùng chung chí hướng để thờ chung 1 chủ? Kết cục của 3 người ra sao?

1. Gia Cát Cẩn 

Gia Cát Cẩn (174 – 241) tự Tử Du, là đại thần nhà Đông Ngô thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người huyện Dương Đô quận Lang Nha (thuộc Từ Châu).

Cha Gia Cát Cẩn là Gia Cát Khuê làm tới chức quận thừa ở Thái Sơn, nhưng mất sớm. Thời trẻ, Gia Cát Cẩn đến kinh đô Lạc Dương, học sách Mao thi, Thượng thư, Tả thị xuân thu. Lúc mẹ mất, ông để tang rất có hiếu, thờ mẹ kế cũng rất cung kính, rất có đạo.

Cuối thời Hán có l.o.ạ.n lớn, ông tránh l.o.ạ.n đến Giang Đông. Các em ông là Gia Cát Lượng và Gia Cát Quân khi đó còn nhỏ, ở cùng chú ông là Gia Cát Huyền. Gia Cát Huyền phục vụ dưới trướng quân phiệt Viên Thuật, từng làm Thái thú Dự Chương trong một thời gian ngắn.

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung chỉ xếp Gia Cát Cẩn vào nhóm những nhân vật thứ yếu. Thậm chí vài lần văn sĩ họ La cũng “phóng bút” thêu dệt nhiều câu chuyện nhằm hạ thấp tài-trí của Gia Cát Cẩn.

Gia Cát Cẩn là huynh trưởng của Gia Cát Lượng. Cả hai anh em vốn là người Dương Đô quận Lang Nha, vì thiên hạ đại ʟᴏᴀ̣ɴ nên cùng cậu là Gia Cát Huyền rời bỏ quê hương. Về sau, Gia Cát Cẩn trưởng thành, nhìn thấy thiên hạ vẫn chưa hết lầm than nên muốn giúp sức, thế là đã đến Giang Đông.

Ở Giang Đông, Gia Cát Cẩn nhận được sự xem trọng của Tôn Quyền, ủy thác làm những nhiệm vụ quan trọng. Sau đó, vốn có tài năng xuất chúng nên ông không ngừng thăng quan tiến chức, được phong làm Tuyên thành hầu. Sau khi Tôn Quyền xưng đế, Gia Cát Cẩn lại được phong làm đại tướng quân đảm nhiệm Dự Châu thứ sử.

2. Gia Cát Lượng 

Gia Cát Lượng là nhân vật quá quen thuộc, sở hữu trí thông minh và tài mưu lược tuyệt đỉnh, được hậu thế trọng vọng.

Gia Cát Lượng ba tuổi mất mẹ, tám tuổi mất cha, về sau cùng em trai tên Gia Cát Quân đi theo chú là Gia Cát Huyền đến sống tại quận Dự Chương (Nam Xương, Giang Tây ngày nay).

Năm Kiến An thứ 2 (197), Gia Cát Huyền qua đời. Gia Cát Lượng khi ấy mới chỉ 17 tuổi đã chuyển đến ẩn cư ở Long Trung, chuyên tâm học hành, lập chí “Chỉ mong giữ được tính mạng trong thời l.o.ạ.n thế, không mong cầu nổi danh khắp các nước chư hầu”.

Năm Kiến An thứ 12 (207), Lưu Bị nghe danh tiếng của Gia Cát Lượng đã nhiều năm, cuối cùng cũng quyết định đến mời Gia Cát Lượng xuống núi. Bởi vì Lưu Bị thực hiện “ba lần bái phỏng lều tranh”, hai người cũng bắt tay tạo nên chiến lược “Long Trung đối sách” đầy xuất sắc, cuối cùng Gia Cát Lượng lấy thân phận mưu sĩ để gia nhập tập đoàn chính trị của Lưu Bị.

Một đời của Gia Cát Lượng để lại tiếng vang lẫy lừng, hết lòng phục vụ nhà Thục Hán, cuối cùng ᴄʜếᴛ vì bệnh tật ngay trong hành trình Bắc phạt để lại đại nghiệp dang dở.

Sau khi gia nhập binh đoàn Thục Hán, ông đã giúp thế lực của Lưu Bị lớn mạnh theo cấp số nhân, thành công chiếm cứ Hình Châu, Ích Châu – 2 cứ điểm quan trọng thời bấy giờ, tạo nền móng cho cơ nghiệp Thục Hán.

Sau trận Di Lăng, Thục Hán đứng trước nguy cơ thất thủ, nhưng được Gia Cát Lượng ra sức điều chỉnh và bồi dưỡng, cuối cùng đã phục hồi lại sức mạnh ban đầu, từ đó kéo dài sự tồn tại thêm mười mấy năm. Cho đến khi Gia Cát Lượng qua đời, Thục Hán sau đó cũng ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ theo. Điều đó có thể thấy, tầm quan trọng của Gia Cát Lượng đối với một đất nước là như thế nào.

3. Gia Cát Đản 

Còn về Gia Cát Đản, tuy ông cũng xuất thân từ nhà họ Gia Cát, nhưng là anh em họ với Gia Cát Cẩn và Gia Cát Lượng, quan hệ giữa họ không quá thân thiết. So với Gia Cát Lượng thời trẻ một lòng ẩn cư và Gia Cát Cẩn đi học hỏi khắp nơi, Gia Cát Đản lại theo con đường làm quan bình thường hơn.

Ông tham gia vào chiến ʟᴏᴀ̣ɴ khá muộn, thành tích cũng không bằng Gia Cát Lượng và Gia Cát Cẩn. Là con nhà thế tộc nước Tào Ngụy, Gia Cát Đản được học hành, lớn lên làm Bí thư lang. Hơn nữa, ông còn là một võ tướng, chứ không phải mưu sĩ như 2 người anh trên. Đó cũng chính là lý do mà ít người biết đến nhân vật này.

Bởi thế, việc về sau ông phục vụ cho Tào Nguỵ có liên quan nhiều đến việc ông và Tào Tháo từng cùng thuộc một hệ thống, là con nhà thế tộc nước Tào Ngụy.

3 anh em nhà Gia Cát chọn chủ khác nhau, nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là họ có những kinh nghiệm và trải nghiệm trong quá trình trưởng thành khác nhau.

Vì bước đường trưởng thành khác nhau, giá trị quan của họ tồn tại sự chênh lệch, những người họ có thể tiếp xúc cũng khác biệt. Điều này thoáng mang ý nghĩa như câu chuyện ai đến trước thì được trước.

Thế nhưng vào thời điểm đó, Gia Cát Đản cũng tạo dựng nhiều chiến công không thể xem thường. Chỉ là vì ông bất mãn với sự tranh đoạt quyền lực của nhà Tư Mã Chiêu, hại ᴄʜếᴛ bạn tốt là Đặng Dương và Hạ Hầu Huyền, sợ mình cũng sẽ có kết cục như vậy nên khởi binh phản kháng gia tộc Tư mã, cuối cùng binh bại thương vong.

3 anh em Gia Cát Lượng đều có hướng đi khác nhau, vậy thì sự lựa chọn của ai mới là có kết cục tốt đẹp nhất? 

Trên phương diện cá nhân, đương nhiên kết cục của Gia Cát Lượng phải là tốt nhất. Công lao của ông quá lớn, bất kể là thời bấy giờ hay hậu thế cũng đều biết đến ông với những chiến tích lẫy lừng, tiếng thơm muôn đời.

Sự lựa chọn và kết cục của Gia Cát Cẩn cũng được xem là đúng đắn và an bình nhất trong 3 anh em Gia Cát Lượng. Minh chứng là ông đã được Đông Ngô công nhận và trọng dụng, cuối đời an nghỉ tại gia.

Kết cục thảm nhất là Gia Cát Đản, vì khởi binh phản kháng nên đã nhận lấy cảnh m.á.u chảy đầu rơi.

Trên phương diện gia tộc, hậu nhân của Gia Cát Cẩn tương đối thê thảm. Con trai của ông là Gia Cát Khác mặc dù được trọng dụng nhưng sau đó vì bị cuốn vào vòng tranh đấu quyền lực nên chịu cảnh thất bại đáng tiếc. Cuối cùng, Gia Cát Cẩn đành “đòi” lại con trai Gia Cát Kiều từ chỗ Gia Cát Lượng để tiếp tục nối dõi huyết mạch tông gia (trước đó, Gia Cát Lượng nhận Gia Cát Kiều làm con nuôi).

Vì sức mạnh của Thục Hán không bằng Ngụy nên cuối cùng phải lâm vào cảnh ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ. Con trai của Gia Cát Lượng là Gia Cát Chiêm và cháu nội là Gia Cát Thượng đều ᴄʜếᴛ trong chiến trường. May thay, Gia Cát Lượng còn một đứa cháu nữa là Gia Cát Kinh vẫn sống sót, nhờ vậy mà hậu duệ của ông vẫn tồn tại.

Còn về hậu nhân của Gia Cát Đản, con gái được gả cho Tư Mã Trụ, nên cháu ngoại của ông thuộc gia tộc Tư Mã, hưởng vinh hoa phú quý. Cháu ngoại cố của ông là Tư Mã Duệ đã trở thành Hoàng đế thứ 6 của triều đại Nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc, đồng thời là vị vua đầu tiên của nhà Đông Tấn, ở ngôi từ năm 317 đến năm 323. Sự kiện này có lẽ vớt vát được phần nào ánh sáng và vinh dự cho gia tộc của Gia Cát Đản.

(Nguồn: Sohu)