Triệu Vân là nhân vật hoàn mỹ dưới ngòi bút của La Quán Trung. Ông không muốn Triệu Vân phải mất đi ánh sáng của nhân vật chính, không chấp nhận Triệu Vân có một vết nhơ nào trong hào quang rạng ngời kia.

Triệu Vân trong “Tam quốc diễn nghĩa” gần như được xây dựng là một người hoàn hảo. Ông sở hữu gương mặt điển trai, võ công cao cường, chung tình và là mẫu người lý trưởng trong lòng phụ nữ. Hơn nữa, Triệu Vân bách chiến bách thắng, chưa từng biết nếm mùi thất bại là gì.

Bên cạnh đó, Triệu Vân được mệnh danh là ngôi sao hộ mạng của Lưu Bị. Mỗi lúc vị chủ tướng lâm vào hiểm nguy Triệu Vân đều bất ngờ xuất hiện trợ giúp và cứu giá. Điều này đã khiến Lưu Bị vô cùng trọng dụng Triệu Vân.

Tuy nhiên, “Tam quốc diễn nghĩa” suy cho cùng cũng chỉ là tác phẩm hư cấu dựa theo một số tình tiết có thật. Nếu như chiếu theo dòng lịch sử chân thật nhất của Trung Quốc, bạn sẽ phát hiện Triệu Vân không hề xứng đáng với danh hiệu “bách chiến bách thắng”.

Trên thực tế, Triệu Vân đã từng thất bại, thậm chí còn bại trận một cách thê thảm đến mức suýt mất đi mạng già.

Trong một trận Bắc phạt, Gia Cát Lượng đã lên kế hoạch tiến quân cùng với Triệu Vân.

Mặc dù vào thời điểm này, Triệu Vân đã gần 70 tuổi nhưng sức lực kinh người, võ công cái thế và dày dạn kinh nghiệm. Vừa mới tham chiến, ông đã khiến quân địch phải nhụt chí vì một mình một ngựa dám đứng ra đối đầu với năm vị tướng.

Được biết, năm vị tướng lĩnh này chính là Hàn Đức và 4 người con của ông. “Tam quốc diễn nghĩa” đã mô tả Hàn Đức là vị tướng có dũng khí ngất trời, 4 người con cũng tài giỏi không kém. Thế nhưng cả 5 người đều bị Triệu Vân ᴄʜ.é.ᴍ ᴄ.ʜ.ếᴛ.

Đầu tiên, Triệu Vân đã “xử gọn” con trai cả của Hàn Đức. Con trai thứ hai lập tức xông trận muốn lấy lại danh dự cho anh cả.

Vì đã trải qua nhiều hiệp đánh, Triệu Vân đã có phần xuống sức. Phát hiện được yếu điểm đó, người con thứ ba đã ᴄầᴍ ɢɪáᴏ hăng hái lên trận. Hai đánh một nhưng vẫn không tài nào hạ gục được Triệu Vân.

Người em út đã có phần nôn nóng nên đã xuất chiến phối hợp với hai anh trai. Cuộc chiến ba đánh một đã tạo nên tiếng vang ngàn đời “Tam anh chiến Triệu Vân”.

Trước tình thế bị ba vị tướng quân áp bức, Triệu Vân vẫn không hề nao núng mà ngược lại càng đánh càng mạnh. Kết quả, Triệu Vân dựa vào kinh nghiệm chinh chiến nhiều năm đã ɢ.ɪ.ế.ᴛ ᴄ.ʜ.ế.ᴛ cả ba vị dũng tướng trẻ tuổi.

Cuối cùng, Hàn Đức cũng “xuất đầu lộ diện”. Chưa được vài hiệp đánh, Hàn Đức đã bị Triệu Vân ép đến mức rơi xuống ngựa một cách nhục nhã.

Thế là trong trận Bắc phạt này, Triệu Vân đã toàn thắng với cơ thể toàn vẹn, không một v.ế.t th.ư.ơ.ng.

Tuy nhiên, sự thật lại không giống vậy. Hàn Đức không có thật trong lịch sử Trung Quốc và trận đánh Triệu Vân chiến ngũ tướng cũng theo đó chỉ là tình tiết hư cấu!

Thật ra, Triệu Vân đã trúng kế “dụ hổ rời hang” của địch. Ông đã mang mấy nghìn nhân mã tiến vào vòng bao vây. Dưới sự tiến công bốn phía của quân Ngụy, Triệu Vân đã đại bại. Ông bị vây vào chính giữa, đánh không được mà độᴛ ᴋíᴄʜ cũng không xong. Trận chiến diễn ra từ sáng sớm đến chiều tối, mấy nghìn nhân mã đã bị ᴅɪệᴛ ᴠᴏɴɢ hoàn toàn.

Cuối cùng, Triệu Vân chỉ còn lại mười mấy thủ hạ bên người. Lúc này, quân Ngụy bắt đầu thu hẹp ᴠòɴɢ ᴠâʏ ᴠà ᴛᴏàɴ s.á.ᴛ. Mắt thấy bản thân chuẩn bị ᴄ.ʜ.ế.ᴛ ᴅướɪ đ.ᴀ.ᴏ của địch, Triệu Vân đã ngước mặt lên trời hét lớn: “Ta một đời anh minh lại bị hủy trong hôm nay!”.

May mắn thay, Trương Bào (con cả của Trương Phi) đã mang quân đến giải cứu. Triệu Vân vui mừng và nhân cơ hội trốn thoát.

Vậy thì tại sao La Quán Trung lại dựng nên sự kiện hư cấu này cho Triệu Vân?

Nguyên nhân rất đơn giản. Triệu Vân là nhân vật hoàn mỹ dưới ngòi bút của La Quán Trung. Ông không muốn Triệu Vân phải mất đi ánh sáng của nhân vật chính, không chấp nhận Triệu Vân có một vết nhơ trong hào quang rạng ngời kia. Thế là vị tác gia đã cố ý dàn dựng thêm cảnh Triệu Vân chiến ngũ tướng để bù đắp lại sự thất bại trong lịch sử.

Nguồn Sohu

Theo Afamily