Gần cuối thời Tam Quốc, có thể nói Gia Cát Lượng gần như đã nắm toàn bộ quyền hành, tiếng nói của ông còn hơn cả hậu chúa Lưu Thiện. Tuy nhiên, sau khi ông mất thì Lưu Thiện bất ngờ ra mật lệnh “tiễn về trời” 3 nhân vật. Sự việc này khiến ai cũng nghĩ ông thật sự ngu ngốc cho đến khi họ hiểu rõ sự tình bên trong…

Thời Tam Quốc, nước Thục có thể nói là vùng đất quy tụ nhân tài. Trong giai đoạn đỉnh cao nhất, có Ngọa Long tiên sinh – Gia Cát Lượng, còn có cả Ngũ Hổ thượng tướng đều tề tựu ở nước Thục. Thế nhưng, tới nửa sau của thời Tam Quốc, nhân tài nước Thục mới dần dần trở nên khan hiếm. Sau khi Lưu Bị qua đời, nước Thục về cơ bản gần như là coi Gia Cát Lượng làm thủ lĩnh. Lưu Thiện là hậu chúa của nước Thục, nhưng về cơ bản là chẳng có chút quyền lực gì. Không chỉ có vậy, khi so sánh với Gia Cát Lượng, Lưu Thiện lại càng trở nên ngu dốt hơn.
Ở Trung Quốc, khi muốn khen một người nào đó thông minh, người ta thường ví người đó với Gia Cát Lượng, khi ấy người được khen chắc chắn sẽ rất vui. Nhưng khi chúng ta chửi ai đó là ngu dốt thì luôn so sánh người đó với Lưu Thiện, nói họ là “A Đấu (biệt danh của Lưu Thiện) không dìu dắt nổi”, như thế thì người bị chê chắc chắn sẽ tức nhảy dựng lên.
Vậy tại sao hình tượng Lưu Thiện lại tồi tệ như vậy? Thực ra nguyên nhân quan trọng đó chính là Lưu Thiện sau khi đầu hàng Tào Ngụy, nói với Tư Mã Chiêu một câu: “Ở đây rất vui, ta không còn nhớ nhung gì về nước Thục nữa”. Việc này đã trở thành chuyện cười thiên cổ. Nhưng chúng ta hãy nghĩ kỹ xem, nếu như mà Lưu Thiện đang ở trong tình cảnh như thế mà không biết đường cúi đầu, vậy thì ông ta mới thực sự là ngu ngốc.

Thực ra Gia Cát Lượng từng đánh giá về con người Lưu Thiện, trong cuốn “Tam Quốc chí – Xác Vy truyện” có ghi chép: “Triều đình (Lưu Thiện) năm nay 18, khôi ngô tuấn tú, thông minh, yêu thương thuộc hạ, người dưới. Người trong thiên hạ ái mộ Hán Thất, muốn cùng vua ứng thiên thuận dân, phò tá minh chủ, lập công phục hưng, lưu danh trong cuốn trúc bạch”.
Lưu Thiện thực ra không hề ngu ngốc, thậm chí có thể nói là người vô cùng sáng suốt. Chính vì thế, sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện mới có thể tiếp tục trấn giữ được nước Thục thêm hơn 30 năm. Hơn nữa, Lưu Thiện cũng không hề nhu nhược như trong những bộ phim truyền hình diễn tả. Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện đã lập tức gi.ế.t 3 vị đại thần chỉ trong nháy mắt cực kỳ quyết đoán. Hãy xem 3 vị đại thần đó là ai và nguyên nhân gì khiến Lưu Thiện kiên quyết ra tay gi.ế.t họ.
Người đầu tiên ông hạ lệnh gi.ế.t là Lý Mạc, người này cũng được coi là lão thần của Thục Hán, tuy nhiên quả thực lại là một phần tử thừa cơ triệt để từ đầu đến cuối. Năm ấy, khi Lưu Bị tiến vào Ích Châu, Lý Mạc được ra lệnh nhận chức ở Ích Châu. Trong một lần Lưu Bị tụ họp với thuộc hạ, để thể hiện bản thân, Lý Mạc lại chỉ trích Lưu Bị cướp đoạt Ích Châu là sai trái với những lời lẽ “nhân nghĩa đạo đức”.
Khi ấy Lưu Bị liền hỏi lại rằng: “Thế tại sao ngươi không đi giúp Lưu Chương?”. Lý Mạc nói cái gì mà “thực lực không đủ”. Lúc ấy, Lưu Bị suýt chút nữa là gi.ế.t hắn ta, cũng may là Gia Cát Lượng đứng ra hòa giải, như thế mới giúp Lý Mạc thoát khỏi một kiếp nạn. Nhưng Lý Mạc lại chẳng hề có một chút gì gọi là cảm kích, thậm chí còn lấy oán báo ơn.
Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lý Mạc liền dâng tấu lên Lưu Thiện nói xấu, hủy hoại thanh danh của Gia Cát Lượng, còn nói muốn nhanh chóng ti.êu di.ệ.t loại bỏ thế lực còn sót lại của Gia Cát Lượng. Lưu Thiện vô cùng phẫn nộ, thế là phái người bắt giữ Lý Mạc, đồng thời gi.ết. tên tiểu nhân này.
Người thứ hai ông gi.ế.t đó chính là Lưu Diễm, người này cũng là một lão thần, từng đảm nhiệm Xa Kỳ tướng quân, từng lập những công lao hiển hách. Tuy nhiên, người này tự cho là mình lập được công lớn, không hề coi Lưu Thiện ra gì, thậm chí còn nói những lời khiếm nhã, ô uế.
Hắn ép vợ mình thừa nhận có gi.a.n tình với Lưu Thiện, không những dùng đế giày đánh Hồ Thị ác liệt mà còn dùng một tờ hưu thư (giống như đơn ly hôn ngày nay) để bỏ vợ mình. Sau này Hồ Thị kiện cáo lên Lưu Thiện, Lưu Thiện vô cùng tức giận, hạ lệnh gi.ế.t ch.ế.t Lưu Diễm. Hành động này của Lưu Thiện khiến những kẻ khác không còn dám nghĩ rằng ông là một kẻ dễ bắt nạt nữa.

Người thứ ba là Dương Nghị, người này trong nửa sau thời Tam Quốc có thể nói là cánh tay đắc lực của Gia Cát Lượng, là người vô cùng có tài năng. Tuy nhiên, người này lòng dạ cực kỳ hẹp hòi. Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Dương Nghị đã xử lý việc rút lui quân binh rất tốt, bảo toàn được căn bản của quân Thục. Ông ta nghĩ rằng mình đáng lẽ sẽ thay thế vị trí của Gia Cát Lượng nhưng Lưu Thiện lại không hề chọn ông ta làm tể tướng. Dương Nghị trong khi tức giận đã nói ra lời nói như thế này: “Sớm biết như thế này thì khi ấy đã đầu hàng rồi đi theo Tào Tháo cho xong”. Nghe thấy vậy, đương nhiên Lưu Thiện sẽ tiễn ông ta đi theo Tào Tháo luôn.