Trong lịch sử Tam Quốc, khi nhắc tới người nhẫn nhịn giỏi nhất có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay tới Tư Mã Ý. Tuy nhiên, người mà nhẫn nhịn chờ thời, bất chấp tất cả h.ạ.i anh em ruột để leo lên ngai vàng thì chỉ có nhân vật này.
Khổng Tử nói: “Tiểu bất nhẫn tắc ʟᴏạɴ đại mưu”, ý muốn nói việc nhỏ không nhịn được thì sao nên được mưu đồ to lớn. Đạo gia nói nhẫn nại là pháp bảo giúp tránh xa ᴛᴀɪ ʜọᴀ. Còn Tăng Quốc Phiên, một nho gia lỗi lạc lại cho rằng: đối mặt với vận mệnh, nhẫn nại dường như là cách duy nhất để đi tới thành công.
Lịch sử Trung Quốc tồn tại rất nhiều nhân vật lớn khi làm chuyện lớn, không câu nệ tiểu tiết, nhẫn nhịn tới cùng. Chẳng hạn như Hàn Tín từng chịu đựng nỗi nh.ụ.c quỳ sụp trước mặt người khác để rồi sau này trở thành một danh tướng bách chiến bách thắng, thiên hạ vô địch, được Lưu Bang ca ngợi “nắm trong tay trăm vạn quân đã đánh là thắng”.
Việt Vương Câu Tiễn nhẫn nhịn chịu khổ chịu nh.ụ.c ở nước Ngô để rồi cuối cùng đánh bại được nước Ngô, ʙáᴏ ᴛʜù cho nước Việt. Vậy thì, trong lịch sử Tam Quốc, ai là người nhẫn nhịn giỏi nhất?
Có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay tới Tư Mã Ý. Vậy vì sao lại là Tư Mã Ý?
Tư Mã Ý, biểu tự Trọng Đạt, là nhà chính trị, nhà quân sự phục vụ nước Tào Ngụy thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Tư Mã Ý nổi tiếng là người đa mưu túc kế, giúp nhà Tào Ngụy giữ vững vị thế thời Tam quốc. Ông được coi là người có công trong việc lập đồn điền, làm thủy lợi giúp Tào Ngụy phát triển kinh tế.
Về sau ông phát động cuộc chính biến Cao Bình Lăng, nắm lấy quyền lực. Đến khi cháu nội Tư Mã Viêm soán ngôi Tào Ngụy xưng đế, lập ra nhà Tấn, Tư Mã Ý được truy tôn làm Cao Vũ Tuyên Hoàng Đế.
Các cao thủ nhẫn nhịn khác ít nhiều cũng sẽ có cảm giác ng.ộ.p th.ở hoặc thường xuyên phải bí mật giải tỏa để khiến tâm trạng thoải mái, chỉ có Tư Mã Ý là không cần, bản thân ông sống trong chịu nh.ụ.c chịu nhịn mà tâm tư vẫn luôn rất thoải mái, sống được tới tận 73 tuổi (ở thời cổ đại đã được xem là rất thọ).
Khả năng nhẫn nhịn của Tư Mã Ý đã đạt đến cảnh giới cao thủ nhất. Ông trải qua 4 đời Quân chủ của Tào Ngụy, bất luận khi ở dưới trướng Tào Tháo, người nổi tiếng đa nghi, ông cũng luôn rất cẩn thận, ông cũng không bao giờ thể hiện dã tâm của mình ra ngoài.
Hay dưới thời Tào Phi dù làm khó Tư Mã Ý trăm bề, Tư Mã Ý chọn giải pháp giả bệnh, hay Tào Duệ rồi hoàng đế nhỏ Tào Phương, bất luận là vì nguyên nhân gì, Tư Mã Ý vẫn có thể sống tới cuối cùng, trong khi những vị hoàng đế kia đều đã mất, có thể thấy khả năng chịu đựng của ông cao ra sao.
Điều quan trọng nhất đó là: Tư Mã Ý không chỉ chờ được đến tận vị quân chủ thứ 4 ᴄʜếᴛ đi mà còn giành được cả thiên hạ, là người cười tới cuối cùng. Chính vì vậy mọi người đều cho rằng ông là người có khả năng nhẫn nhịn nhất trong Tam Quốc.
Nhưng có lẽ nhiều người không biết, người viết cho rằng người có khả năng nhẫn nhịn giỏi nhất trong Tam Quốc không phải là Tư Mã Ý mà là Tào Phi.
Tào Phi (187 – 226) là con trai thứ của Tào Tháo – một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc thời Tam quốc.
Theo Ngụy thư, Tào Phi từ nhỏ văn võ song toàn, 8 tuổi có thể đặt bút viết thơ, giỏi kị xạ, múa kiếm, thông hiểu Bách gia chư tử (những tư tưởng và triết lý của Trung Quốc thời cổ đại) nên được Tào Tháo hết sức yêu mến.
Trong số những người con của Tào Tháo, Tào Phi được đánh giá là người sắc sảo nhất. Thay vì dùi mài kinh sử hay thao luyện quân binh, Tào Phi thường có mặt trong triều cùng các bá quan văn võ để tranh thủ sự ủng hộ của họ và tham gia vào việc quân sự cùng Tào Tháo.
Trưởng tử của Tào Tháo vốn dĩ là Tào Ngang, nhưng Tào Ngang lại là người phúc lớn nhưng mạng không lớn, ông ngay khi còn trẻ đã mất vì bệnh, còn Tào Phi, người vốn dĩ xếp thứ hai “bỗng dưng” trở thành “trưởng tử” của Tào Tháo.
Sau đó, Tào Phi với thân phận là trưởng tử của Tào Tháo, hiển nhiên là sẽ được kế thừa vương vị, nhưng Tào Phi trên thực tế lại là người ngốc và không có năng lực nhất trong bốn người huynh đệ, luận văn không bằng Tào Thực, luận võ không bằng Tào Chương, luận trí không thể nào so sánh được với Tào Xung.
Cũng chính vì vậy mà Tào Phi chỉ còn có thể lựa chọn cách tạm thời nhẫn nhịn, ngoài mặt tỏ ra yêu thương huynh đệ, thực ra dã tâm rất lớn. Trước cho người ɢɪếᴛ Tào Xung, sau đó lại bày mưu tính kế ʜãᴍ ʜạɪ Tào Thực. Không ngờ rằng Thất bộ thi của Tào Thực đã thức tỉnh Tào Phi, khiến Tào Phi nghĩ tới tình huynh đệ mà chỉ giáng Tào Thực xuống làm thường dân, cuối cùng đoạt lấy binh quyền trong tay Tào Chương.
Ai cũng biết Tào Phi từ khi còn nhỏ đã mắc bệnh liên quan tới phổi, nhưng vì muốn thừa kế mà ngay đến cả cha mình, Tào Phi cũng qua mặt, giấu giếm. Vì vậy, Tào Phi chính là người có khả năng nhẫn nhịn giỏi nhất Tam Quốc, đồng thời cũng dựa vào điểm này để trở thành người thừa kế cười tới sau cùng.