Trong các thần tử của Tào Tháo thì ông là một trong những người thân cận nhất, tuy nhiên tính cách của ông có phần l.ỗ m.ãng, để mặc tướng sĩ dưới trướng làm điều t.ai h.ại nhưng đều được Tào Tháo tha thứ. Vì sao?

Tào Tháo là nhà ch.ính tr.ị, nhà quân sự và còn là một nhà thơ nổi tiếng cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đã đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc.

Nổi danh là người đa nghi và biết cách dùng người nên Tào Tháo đã khiến rất nhiều đối thủ và thậm chí là các quân thần của ông phải ᴋʜɪếᴘ sợ. Thế nhưng thực tế lại có một người luôn được Tào Tháo bao dung mà bỏ qua hết mặc dù rất hay mắc lỗi. Người đó là ai?

Tào Hồng – Người anh em được Tào Tháo ưu ái

Tào Hồng (166— 233) biểu tự Tử Liêm, là công thần khai quốc nước Tào Ngụy. Ông là người huyện Tiếu, ông vốn là em họ của Tào Tháo. Năm 190, Tào Nhân chiêu mộ binh sĩ đi chống lại Đổng Trác. Kể từ lúc này Hồng bắt đầu theo phò tá Tào Tháo. Ông là một trong số các quân thần thân cận của Tào Tháo.

Tào Tháo có 4 vị tướng nổi tiếng đó là Tào Hồng, Hạ Hầu Đôn, Tào Nhân và Hạ Hầu Uyên. Xét về năng lực của 4 vị tướng này thì Tào Hồng là yếu nhất.

Tào Hồng được biết đến là một người có lòng tham và rất keo kiệt, tính cách thì rất l.ỗ m.ãng. Trong các thần tử của Tào Tháo thì ông là một trong những người thân cận nhất, tuy nhiên tính cách của ông có phần l.ỗ m.ãng, để mặc tướng sĩ dưới trướng làm điều t.ai h.ại, điều này gây nên hiềm khích giữa ông và người cháu Tào Phi.

Chính Tào Hồng đã làm mất Đồng Quan, nhưng Tào Tháo cũng không hề tr.ị t.ội. Ngay cả khi người thân của Tào Hồng bị Mãn Sủng b.ắt, Tào Hồng cũng xin Tào Tháo tha thứ. Tào Tháo lại giúp ông để c.ứu người. Thế nhưng Mãn Sủng rất ʜᴜɴɢ ʜãɴ mà đã ɢɪếᴛ luôn người thân của Tào Hồng trước khi Tào Tháo đến.

Vì đâu Tào Tháo luôn khoan dung với Tào Hồng?

Thứ nhất, họ gốc của Tào Tháo vốn dĩ là Hạ Hầu nhưng cha của Tào Tháo là Tào Tung xuất thân từ một gia đình bình thường, không có tiếng tăm. Tào Tung được Tào Đằng (là một hoạn quan) nhận nuôi thì đã lấy họ là Tào.

Vì thế mà Tào Tháo cũng lấy họ Tào. Theo như mối quan hệ trong họ Tào thì Tào Tháo, Tào Hồng và Tào Nhân là cùng một ông cố nội (cụ nội). Vì Tào Đằng là hoạn quan nên Tào Tháo không có anh em họ hàng thân thích nhiều. Đối với Tào Tháo thì Tào Hồng với Tào Nhân là anh em thân thiết nhất.

Thứ hai, khi bắt đầu chiêu binh khiển quân đến nay, Tào Hồng luôn sát cánh và trợ giúp cho Tào Tháo rất nhiều. Tào Hồng là một người rất keo kiệt khi Tào Phán có hỏi vay tiền nhưng ông không đồng ý.

Nhưng đối với Tào Tháo thì ngược lại. Tào Hồng luôn rộng lượng và hết lòng hỗ trợ Tào Tháo. Không chỉ hỗ trợ Tào Tháo về tài chính, ông còn tiếp quân cho Tào Tháo. Khi Tào Tháo đuổi theo Đổng Trác thì bị Từ Vinh phục kích ở Hành Dương nên đã bị tổn thất nặng nề về quân số. Lúc này, chính Tào Hồng đã chiêu mộ binh lính cho Tào Tháo.

Trong đó có 1.000 binh lính là của gia đình ông và 2.000 binh lính ông nhờ tổng đốc Dương Châu Trần Ôn chiêu mộ. Khi đến Đan Dương đã chiêu mộ hơn 2.000 quân, tổng cộng có hơn 5000 quân và ngựa đều giao cho Tào Tháo. Đối với Tào Tháo, lúc đó sự giúp đỡ này thực sự rất quý báu. Trong các quân thần của Tào Tháo, không ai giúp ông nhiều như vậy.

Thứ ba, Tào Hồng tuy có mắc nhiều lỗi nhưng trong những việc quan trọng ông vẫn làm việc rất cẩn trọng. Đặc biệt ông đã có công hai lần c.ứu sống Tào Tháo.

Lần thứ nhất là khi Tào Tháo đuổi theo Đổng Trác và bị phục kích ở Huỳnh Dương, Biện Thủy. Trong lúc tình thế ng.uy cấp, ông đã nhường ngựa cho Tào Tháo và nói: “Thiên hạ có thể không có thuộc hạ, nhưng không thể không có chúa công!”, rồi cầm ᴋɪếᴍ cõng Tào Tháo qua sông.

Lần thứ hai, tại trận Đồng Quan, Tào Hồng không màng ng.uy h.iểm mà chặn Mã Siêu để Tào Tháo có thể trốn thoát.

Có thể nói, Tào Hồng không chỉ là người thân mà còn một lòng trung thành đối với Tào Tháo. Ông nhiều lần vào sinh ra t.ử, sẵn sàng bảo vệ và luôn hết lòng phò tá cho Tào Tháo. Điều này khiến Tào Tháo rất trân trọng và luôn khoan dung với Tào Hồng dù cho ông có nhiều lần ph.ạm lỗi.

Sau khi Tào Tháo mất, Tào Phi lên thay, vì vốn có hiềm khích với Tào Hồng nên đã tìm cơ hội tr.ị t.ội. Tào Phi đã lấy lý do gia khách của ông làm điều càn quấy nên đã gi.am Tào Hồng vào ng.ục, tước bỏ chức tước.

Biện Thái hậu biết được, bà khuyên Hoàng hậu của Tào Phi là Quách Nữ Vương nên Tào Hồng mới được thả, thế nhưng tài sản và chức tước bị cách tuột cả và Tào Hồng bị giáng làm dân thường.

Sau khi Tào Phi mất, Tào Duệ (Ngụy Minh Đế) lên thay, Hồng được trả lại chức tước và bổng lộc, bái làm Hậu tướng quân, tước Lạc Thành hầu. Sau khi qua đời, ông được truy tặng làm Cung hầu.