Nếu như Tào Tháo sở hữu Hổ Báo Kỵ thì bên kia chiến tuyến, trong tay Lưu Bị cũng có đội tinh binh được gọi là “Bạch Nhị Binh”. Tuy nhiên trong chính sử, đội tinh binh của Lưu Bị không được ghi chép miêu tả lại nhiều, thậm chí còn ít thông tin hơn cả Hổ Báo Kỵ và còn bị La Quán Trung bỏ quên.

Tào Tháo và Lưu Bị là hai người có thế lực mạnh nhất vào giai đoạn đầu của thời kỳ Tam Quốc.

Trong ba chính quyền lớn nhất vào thời Tam Quốc, Tào Tháo là bên có thế lực mạnh nhất, thực lực của ông đến từ sức mạnh của bộ quân tinh nhuệ Hổ Báo Kỵ. Tuy trong Tam Quốc Diễn Nghĩa không nhắc đến, nhưng đã từng được đề cập trong Tam Quốc Chí: “Tào Thuần đôn đốc Hổ Báo Kỵ, đều là thiên hạ kiêu nhuệ”.

Để có thể chỉ huy Hổ Báo Kỵ thường là người phải nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của Tào Tháo, vì vậy đa phần đều là người nhà của ông như Tào Thuần, Tào Hưu và Tào Chân.

Nếu như Tào Tháo sở hữu Hổ Báo Kỵ thì bên kia chiến tuyến, trong tay Lưu Bị cũng có đội tinh binh được gọi là “Bạch Nhị Binh”. Tuy nhiên trong chính sử, đội tinh binh của Lưu Bị không được ghi chép miêu tả lại nhiều, thậm chí còn ít thông tin hơn cả Hổ Báo Kỵ. Vì vậy đương nhiên người chỉ huy của “Bạch Nhị Binh” cũng được ghi chép lại rất mơ hồ. Người đó chính là Trần Đáo.

Ngoài Ngũ Hổ Tướng, trong tay Lưu Bị còn rất nhiều mãnh tướng khác.

Trần Đáo không được xuất hiện trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung vì trong tác phẩm này, nhân vật Triệu Vân đã được “tổng hợp” cả vai trò, chiến tích và công trạng của cả nhân vật Trần Đáo và Triệu Vân trong lịch sử, do đó Trần Đáo không nhất thiết phải xuất hiện.

Hình ảnh Trần Đáo chỉ huy quân hộ vệ cưỡi ngựa trắng của Lưu Bị được chuyển qua cho Triệu Vân. Có thể thấy Trần Đáo tuyệt nhiên không phải người có bản lĩnh tầm thường.

Trần Đáo tên tự là Thúc Chí, người quận Nhữ Nam, Dự Châu. Danh tiếng của ông trong chính sử có thể nói không thua kém gì Triệu Vân (trong lịch sử), là một viên mãnh tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Trần Đáo được hợp chung hình ảnh với Triệu Vân.

Trần Đáo đi theo Lưu Bị từ khi ông còn ở Dự Châu, có tiếng là một viên mãnh tướng.

Năm 223, sau khi Lưu Bị mất, Đáo đến Vĩnh An giữ chức đô đốc, dưới quyền Lý Nghiêm. Năm 226, Lý Nghiêm dời đi Giang Châu, lưu Đáo ở lại Vĩnh An. Đáo mất khi đang ở chức, theo nhiều ghi chép (chưa thống nhất) khả năng là ông qua đời vào năm 248.

Trần Đáo là nhân vật có thực và cũng nắm giữ 1 vai trò quan trọng của nhà Thục Hán nhưng không được xuất hiện trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Vì trong tác phẩm này, nhân vật hư cấu Triệu Vân đã được “tổng hợp” cả vai trò, chiến tích và công trạng Trần Đáo. Hình ảnh Trần Đáo chỉ huy quân hộ vệ cưỡi ngựa trắng oai phong lẫm liệt luôn ở bên cạnh bảo vệ Lưu Bị, do đó cũng được chuyển qua cho Triệu Vân.

Không có ghi chép lịch sử về thành tích giao đấu tay đôi của Trần Đáo nhưng ông được sử gia đánh giá là một tướng tài, được Lưu Bị vô cùng tin cậy. Nhiệm vụ chính của Trần Đáo là bảo vệ sự an ng.uy của chúa công Lưu Bị. Trong vai trò một thủ lĩnh đội hộ vệ Bạch Nhị Binh, Trần Đáo lập được nhiều công trạng.

Đáng kể nhất là 2 lần được chính sử chép lại sau đây: Đầu tiên, Trần Đáo giúp Lưu Bị thoát h.iểm ở dốc Trường Bản trong cuộc truy đuổi của Tào Tháo. Và thứ hai, là đưa Lưu Bị an toàn về thành Bạch Đế sau khi trúng kế h.ỏa c.ông của Lục Tốn dẫn đến đại bại ở Di Lăng.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, như chúng ta từng đọc: Triệu Vân được mô tả như anh hùng cái thế ở trận Đương Dương – Trường Bản sau khi Lưu Bị lạc mất Vân trong cuộc tháo chạy. Trong khi thực tế, nguyên mẫu Trần Đáo vẫn luôn theo sát Lưu Bị, tả xung hữu đột để bảo vệ an toàn cho chúa công.

Còn trong thất bại của Lưu Bị trước Lục Tốn ở Di Lăng, La Quán Trung viết Gia Cát Lượng lệnh Triệu Vân thủ ở Giang Châu, nghe tin d.ữ dẫn quân hộ tống Lưu Bị ở Mã Yên, đ.ánh lui quân Đông Ngô, rồi rút về thành Bạch Đế. Nhưng theo chính sử, tương quân hộ tống Lưu Bị tháo lui về Bạch Đế là Trần Đáo.

Tuy nhiên ông không được lập truyện trong Tam Quốc Chí và cũng không xuất hiện trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung tiên sinh, không phải vì ông không lợi hại, mà do hai nguyên nhân chính.

Thứ nhất, như đã giới thiệu bên trên, Trần Đáo là chỉ huy quân hộ vệ ngựa trắng dưới chướng của Lưu Bị. Nhánh quân này thường thực hiện những nhiệm vụ hết sức cơ mật, mà đối với những nhiệm vụ như thế sử sách có rất ít thông tin để ghi chép lại.

Nguyên nhân thứ hai từ chính Trần Đáo. Theo các nhà nghiên cứu sử học, trong “Tấn Thư” có viết về Trần Đáo như sau: “Trước khi Trần Đáo chuẩn bị để hai người Đinh Nghi và Đinh Dực lập truyện, ông đã tìm đến hậu nhân của hai người này, dùng một nghìn đấu gạo để nhờ họ lập cho ông một giai thoại đẹp. Hậu nhân của Đinh Nghi và Đinh Dực cự tuyệt ʜốɪ ʟộ của Trần Đáo, khiến ông tức giận rồi không đồng ý để cho Đinh Nghi và Đinh Dực lập truyện về mình.

Vì vậy mà các thông tin về ông không được ghi lại rõ ràng đầy đủ và dần bị phai mờ.

Hoa Vũ (Theo Eastday)