5 chiến dịch ᴛấɴ ᴄôɴɢ Tào Ngụy, giành lại giang sơn cho nhà Hán do Gia Cát Lượng phát động đều không thành công. Tuy nhiên nếu có người này chắc Gia Cát Lượng sẽ thành công?
5 lần Gia Cát Lượng phạt Bắc đều không thành.
Từ lúc Lưu Bị gửi gắm hậu chủ Lưu Thiện tại thành Bạch Đế, Gia Cát Lượng dốc lòng dốc sức giúp Thục Hán phát triển lớn mạnh. Để rồi đến năm 228, Thừa tướng nhà Thục xuất binh phạt Bắc lần thứ 1.
Mục đích của chiến dịch lần này không ngoài 3 điểm. Trước tiên là Gia Cát Lượng muốn ʙáᴏ ᴛʜù cho tiên đế Lưu Bị.
Thứ 2 là bảo đảm vận mệnh cho quốc gia. Không công Tào Ngụy, Thục Hán tất vong. Địa hình nhà Thục Hán tuy h.iểm yếu, tiến có thể công lui có thể thủ, nhưng muốn thống nhất thiên hạ rất khó. Nếu không chủ động xuất kích, Thục Hán sẽ bị kẻ đ.ịch “gặm nhấm” từ từ.
Thứ 3, phạt Bắc có thể hóa giải vấn đề m.âu th.uẫn nội bộ. Kinh Châu, Đông Châu và Thục Địa tuy không có xung đột quá lớn, nhưng nếu không đồng tâm phạt Bắc, tất sẽ dẫn đến nổi l.oạn.
Thế nhưng khi đang dành được thế chủ động trong lần phạt Bắc thứ nhất, thì Mã Tắc tự ý làm trái sách lược, làm mất Nhai Đình, khiến quân Thục mất đi bàn đạp ᴛấɴ ᴄôɴɢ, phải rút về Thành Đô. Để rồi những lần phạt Bắc tiếp theo cũng liên tiếp phải nhận thất bại.
Cho đến lần thứ 5, nhà Thục quyết định phát động toàn bộ quốc lực đ.ánh Ngụy. Lần này Gia Cát Lượng cũng tiến rất gần đến chiến thắng, tuy nhiên Tư Mã Ý cho rằng tiếp tục tiến hành giao chiến lớn thì sẽ bất lợi nên nhất quyết tử thủ không đ.ánh. Gia Cát Lượng lo lắng vì quân Ngụy không chịu xuất trận, lại làm việc rất vất vả, dậy sớm thức khuya nên sức khỏe mỗi ngày một sút kém, lâm bệnh nặng qua đời, để lại sự nghiệp Bắc phạt còn dang dở.
Trong tình cảnh khan hiếm nhân tài, Lưu Phong chắc chắn sẽ là một viên mãnh tướng cho Gia Cát Lượng nếu như không bi xử tội ᴄʜếᴛ.
Thế nhưng có một người nếu không bị ᴄʜếᴛ quá sớm, thì chiến dịch phạt Bắc của Gia Cát Lượng tất sẽ thành công. Người này chính là nghĩa tử của Lưu Bị – Lưu Phong.
Trong “Tam Quốc Chí” ghi chép rằng: “Tiên chủ đến Kinh Châu, vì không có người kế thừa, nhận Phong là nghĩa tử. Cùng Tiên chủ vào Thục, từ Hà Manh đến đánh Lưu Chương, lúc này Phong mới hơn 20, có võ nghệ, khí lực hơn người”.
Lưu Bị khi đó còn chưa có người kế thừa, mà Lưu Phong lại là nhân tài anh dũng thiện chiến. Lúc Lưu Bị cùng Lưu Chương giằng co quyết liệt, đã để Lưu Phong cùng với Gia Cát Lượng tiến Thục đánh Ích Châu. Lưu Phong tác chiến dũng mãnh, bất khả chiến bại, được phong làm Phó quân Trung Lang tướng sau khi bình định được Ích Châu.
Gia Cát Lượng cho rằng sự tồn tại của Lưu Phong là mối h.ọa đối vợi hậu chủ Lưu Thiện.
Kiến An năm thứ 23 (năm 218), Lưu Bị tiến đ.ánh Hán Trung, Lưu Phong chính là chủ lực đối đ.ịch Tào Tháo, khiến Tào Tháo không dám giao chiến, lựa chọn lui binh. Tài năng của Lưu Phong ngày càng lộ rõ, chỉ cần bồi dưỡng thật tốt, chắc chắn sẽ trở thành một viên mãnh tướng, nhưng mọi việc lại không suôn sẻ như vậy.
Kiến An năm thứ 24, Quan Vũ khinh suất làm mất Kinh Châu, Lưu Bị ra lệnh cho Lưu Phong và Mạnh Đạt ứng cứu, nhưng Lưu Phong án binh bất động. Sau khi Quan Vũ t.ử trận, trách nhiệm đổ lên đầu Lưu Phong và Mạnh Đạt, mà giữa hai người này cũng lại xảy ra xung đột. Mạnh Đạt vì thế mà dẫn quân đầu hàng Tào Tháo, khiến Lưu Phong bị khép 2 tội là không cứu Quan Vũ và ứ.c h.iếp Mạnh Đạt.
Gia Cát Lượng cho rằng Lưu Phong cương liệt dũng mãnh, nhưng lại không nghe theo quân lệnh, rất khó chế ngự. Hơn nữa, thân mang danh phận nghĩa tử, Lưu Phong xuất chúng tài năng hơn Lưu Thiện rất nhiều, vì thế ắt sẽ dẫn tới tai h.ọa tranh quyền đoạt vị sau khi Lưu Bị trăm tuổi.
Cuối cùng Gia Cát Lượng đành phải khuyên Lưu Bị ɢɪếᴛ đi một viên tướng tài trẻ tuổi.
Tuy nhiên nếu Lưu Phong không ᴄʜếᴛ, Gia Cát Lượng khi phạt Bắc chắc chắn như hổ mọc thêm cánh. Cho dù là Gia Cát Lượng có lâm bệnh qua đời thì vẫn còn Lưu Phong có thể giữ vững đại cục.
Hoa Vũ (Theo Sohu)