Màn giao đầu này tuy bất phân thắng bại, nhưng đã khiến nhiều người xem vô cùng thích thú, tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng tình tiết này là sự cải biên quá đà không tôn trọng lịch sử.

Tào TháoLưu Bị là những nhân vật lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc, được nhiều người biết đến rộng rãi qua tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

Sinh thời, Lưu Bị và Tào Tháo là những người đứng trên hai đầu chiến tuyến, cùng nhau tranh giành thiên hạ. Vậy nhưng, ngay cả khi lịch sử đã lùi vào quá khứ, cuộc đấu giữa hai nhân vật lẫy lừng này vẫn chưa đi đến hồi kết.

Trong bộ phim Chân Tam quốc vô song đã có màn so tài võ công đầy kịch tính giữ Tào Tháo và Lưu Bị, trước khi xông trận tiến đánh Đổng Trác.

Màn giao đầu này tuy bất phân thắng bại, nhưng đã khiến nhiều người xem vô cùng thích thú, tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng tình tiết này là sự cải biên quá đà không tôn trọng lịch sử.

Trong lịch sử, Tào Tháo không phải là kẻ tầm thường chút nào. Đó là một con người túc trí, đa mưu, biết binh pháp, giỏi quyền biến. Tào Tháo đánh trận giỏi, t.i.ê.u d.i.ệ.t được tất cả thế lực cát cứ ở miền bắc Trung Quốc thời bấy giờ như: Đổng Trác, quân Khăn Vàng, Đào Khiêm, Lã Bố, Trương Tú, Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Biểu…

Tào Tháo là anh hùng, gian hùng hay gian thần

Ông cũng là một nhà chính trị quyền mưu, một “gian hùng thời l.o.ạ.n” như cách nói của nhiều người. Một trong những nước cờ chính trị được đánh giá là khôn ngoan bậc nhất của Tào Tháo là việc khống chế Hán Hiến Đế, lấy danh nghĩa nhà vua ra lệnh cho thiên hạ.

Tào Tháo cả đời từng đánh thắng rất nhiều trận oanh liệt, nổi tiếng nhất có lẽ phải kể tới trận Quan Độ. Nhưng bản thân vị quân chủ họ Tào ấy cũng từng thua không ít lần, mà thất bại nặng nề nhất của ông chính là trận Xích Bích.

Dù vậy, không thể phủ nhận được rằng nhân vật này có tố chất tâm lý cực tốt, cùng với đó chỉ số vượt khó vô cùng cao.

Bất luận đối mặt với sóng gió lớn cỡ nào, Tào Tháo chẳng mấy khi biểu lộ sự thất thố, cư xử rất mực thản nhiên, kiên trì làm lại từ đầu. Cho nên, thành tựu và thế lực của ông thời bấy giờ vô cùng lớn mạnh.

Lấy trận Xích Bích làm ví dụ, đại chiến năm ấy đã đem toàn bộ chiến hạm và quân doanh của Tào chìm trong biển lửa. Đại quân 200 ngàn t.ử trận gần hết, số còn lại bị thương nặng nề.

Khi ấy, giấc mộng thống nhất Giang Nam với Tào mà nói đã là điều không thể, thậm chí việc giữ được tính mạng hay không cũng chẳng ai dám chắc.

Đổi lại, nếu người đối mặt với thất bại lần này là Viên Thiệu, chỉ e vị quân chủ ấy đã nhiều lần tức giận đến ch.ế.t. Nhưng Tào Tháo suy cho cùng vẫn đúng là Tào Tháo, dù tuổi cao, lại bại trận, nhưng sự oai hùng vẫn không hề thay đổi.

Dường như với Tào Tháo mà nói, lần thua cuộc nặng nề ở trận Xích Bích chẳng để lại cho ông chút dư âm nào về mặt sức khỏe. Có lẽ, đối với vị quân chủ ấy, lần thua cuộc kia cũng giống như câu nói: “Thắng bại là chuyện thường tình của binh gia” mà thôi.

Còn Lưu Bị, về mưu lược, quyền biến, ông chắc chắn thua Tào Tháo. Về võ, Lưu Bị cũng không sánh nổi Lữ Bố hay Đổng Trác. Nhưng xét về lòng nhân đạo, Lưu Bị xứng đáng với danh hiệu anh hùng, xứng đáng làm đế vương nhờ tấm lòng yêu thương bách tính, quảng đại, đức độ.

Bấy giờ, dưới trướng Lưu Bị tập hợp những nhân tài xuất sắc nhất thời Tam quốc : Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Gia Cát Lượng, Bàng Thống, Hoàng Trung, Mã Siêu… Bản thân Lưu Bị cũng được xếp vào hàng anh hùng, hào kiệt trong thiên hạ.

Có lần, khi ngồi đối ẩm cùng nhau, Tào Tháo trỏ vào mình và Lưu Bị mà nói: “Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ sứ quân và Tháo này mà thôi”.

Năm 222, Lưu Bị đại bại trong trận Di Lăng với quân của Tôn Quyền, 700 quân doanh bị l.ử.a th.i.ê.u rụi. Tổn thất này không thể nói là không lớn, nhưng binh lực bị mất của Lưu Bị lúc đó vào khoảng 40 ngàn, thương vong nhỏ hơn nhiều so với Tào Tháo năm xưa.

Hơn nữa, thế lực của vị quân chủ họ Lưu lúc bấy giờ còn có Ích Châu giàu có làm hậu thuẫn. Như vây, chỉ cần Huyền Đức nghỉ ngơi dưỡng sức, tất sẽ tiếp tục xưng bá một cõi, mở rộng đại nghiệp.

Chỉ tiếc rằng chỉ số vượt khó của Lưu Bị không cao. Sau thất bại lần ấy, ông bệnh không dậy nổi, khó khăn lắm mới trụ được tới ngày 24 tháng 4 năm sau thì qua đời trong tức tưởi.

Lưu Bị vì thất bại mà u uất buông tay trần thế, lưu lại cho Thục Hán một hậu duệ bản lĩnh bình thường là Lưu Thiện, để Gia Cát Lượng cùng các đại thần gồng gánh nhà Thục Hán.

Tuy nhiên, ngay cả trong sử liệu hay trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, đều không thấy có mô tả về cuộc so tài võ nghệ của Tào Thào và Lưu Bị.