Từng xem Gia Cát Lượng là kỳ phùng địch thủ và tán dương Khổng Minh là “thiên hạ kỳ tài” nhưng người khiến Tư Mã Ý sợ đến mức nhìn thấy liền rùng mình, không dám thở mạnh lại là người này.
Tư Mã Ý, biểu tự Trọng Đạt, là nhà chính trị, nhà quân sự phục vụ nước Tào Ngụy thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông cũng là người đặt nền móng cho nhà Tây Tấn thay thế nhà Nguỵ. Ông có công lớn bảo vệ được Tào Ngụy trước các cuộc Bắc phạt của Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý từng nhiều lần đối đầu với nhau khi Khổng Minh phát động các chiến dịch Bắc phạt chống lại nước Ngụy.
Tuy nhiên, Tư Mã Ý lại thường chọn sách lược cố thủ, từ chối giao tranh trực tiếp. Có ý kiến cho rằng, động thái này của Tư Mã Ý đã thể hiện rõ thái độ nể sợ của ông trước Gia Cát Khổng Minh.
Tuy nhiên theo nhận định của báo Phượng Hoàng, đây thực chất là một nước cờ khôn ngoan xuất phát từ 2 nguyên nhân.
Thứ 1 là Tư Mã Ý muốn tránh đi kết cục vì liều mạng với quân địch mà để thương vong nhân lực và tổn thất nhân tài.
Thứ 2 chính là thái độ “biết người biết ta” của Tư Mã Ý. Một khi không nắm chắc trong tay phần thắng, ông sẽ không dại gì mà giao chiến trực diện với Gia Cát Lượng.
Cho nên bất luận Khổng Minh có dùng chiêu khích tướng sâu cay tới mức nào, Tư Mã Ý từ đầu tới cuối vẫn luôn giữ thái độ ẩn nhẫn, không quan tâm.
Mặc dù thừa nhận Gia Cát Lượng là “thiên hạ kỳ tài”, nhưng Tư Mã Ý dường như chỉ phục Khổng Minh về tài trị quân, còn về việc dùng binh thì Ý bình phẩm về Gia Cát Lượng rằng: “Lượng chí lớn nhưng không biết thời cơ, nhiều mưu nhưng ít quyết, thích quân nhưng không quyền”, có nghĩa là “chí hướng lớn lao nhưng không nắm bắt được thời cơ, mưu trí rất nhiều nhưng thiếu quyết đoán, thích dùng binh nhưng không biết quyền biến”.
Điều đáng tiếc nhất có lẽ là Gia Cát Lượng lại sớm qua đời trước Tư Mã Ý, khiến Tư Mã Ý mất đi một kỳ phùng địch thủ hiếm có.
Trong khi đó, theo Sohu, một nhân vật nổi tiếng lại khiến một danh tướng như Tư Mã Ý vô cùng khiếp s.ợ. Đó chính là Tào Tháo (155-220), một nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán. Ông là người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc.
Tào Tháo nổi tiếng là người lắm mưu mô, gian xảo, đa nghi. Hình tượng Tào Tháo được xem là chủ đề gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Hầu hết đánh giá của dân gian thời phong kiến về Tào Tháo đều tiêu cực, một phần là do ảnh hưởng từ tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” vốn có xu hướng thiên vị nhà Thục Hán, phần khác là do chính những hành vi tàn nhẫn mà Tào Tháo gây ra, đặc biệt là vụ th.ảm s.át hơn 10 vạn dân thường ở Tứ Thuỷ, tự tay gi.ế.t oan cả nhà Lã Bá Sa, h.ạ.i ch.ế.t thần y Hoa Đà…
Mặc dù mang tiếng xấu nhưng ít ai có thể phủ nhận được tài năng và đặc biệt là nghệ thuật nhìn người, dùng người đã đạt tới trình độ thượng thừa của Tào Tháo.
Vừa tài năng, vừa t.àn nh.ẫn khiến Tào Tháo trở thành nỗi kh.i.ếp s.ợ của rất nhiều người. Tư Mã Ý cũng không ngoại lệ.
Theo Sohu, Tư Mã Ý sợ Tào Tháo đến mức nhìn thấy liền rùng mình, không dám thở mạnh. Tương truyền, Tào Tháo từng nghe danh Tư Mã Ý, muốn thu phục ông. Tuy nhiên do e s.ợ Tào Tháo, Tư Mã Ý đã lựa chọn giả bệnh để từ chối.
Thậm chí, khi Tào Tháo phái người tới nhà vào ban đêm để kiểm tra, Tư Mã Ý còn “nằm phải trong giường cả đêm không dám cử động”. Sau này, khi đồng ý phụng sự nhà Ngụy, Tư Mã Ý vẫn không dám thể hiện bản thân quá nhiều vì sợ tính đa nghi của Tào Tháo.
Nổi tiếng ẩn nhẫn và giấu mình rất giỏi là vậy nhưng Tư Mã Ý đã sớm bị Tào Tháo nhìn ra dã tâm.
Trong Tam quốc chí của sử gia Trần Thọ, có chép lại một giai thoại là Tào Tháo hỏi Tư Mã Ý: “Tại sao lòng bàn chân trắng hơn tay và mặt?”.
Tư Mã Ý thông minh, tài cao nhưng nghĩ hoài không biết trả lời làm sao cho đúng câu hỏi của Tào Tháo.
Tào Tháo liền nói: “Bởi vì nó được che đậy”.
Tư Mã Ý nghe xong tái người hoảng hốt, câu hỏi và câu trả lời của Tào Tháo đã đánh trúng vào dã tâm của mà Tư Mã Ý đang nung nấu.
Câu nói trên của Tào Tháo không chỉ là câu hỏi đơn thuần. Ngụ ý của Tào Tháo là ông biết được Tư Mã Ý có lòng riêng, tham vọng riêng vẫn còn giấu diếm, Tào Tháo nói ra để Tư Mã Ý hiểu rằng con mắt nhìn người của ông sâu sắc và thâm thúy thế nào.
Đây là hành động răn đe nhắc cho Tư Mã Ý biết ai là người đang cưu mang mình, để Tư Mã Ý biết cách mà sống, từ bỏ dã tâm, bằng không việc loại bỏ Tư Mã Ý với Tào Tháo là điều vô cùng đơn giản.
Từ đó Tư Mã Ý chỉ giữ vai trò hỗ trợ, cố vấn và có phần bị lu mờ trước nhiều tên tuổi mưu sĩ nổi danh của tập đoàn Tào Ngụy khi đó. Chỉ tới khi phò trợ và ủng hộ Thế tử Tào Phi, ông mới dần gây dựng được chỗ đứng cho mình.
Theo đó, Tào Tháo từng cảnh báo con trai Tào Phi rằng: “Theo ta thấy, Tư Mã Ý tuyệt đối không phải loại người cam chịu làm hạ thần, ngày sau tất sẽ can dự vào chuyện của gia tộc chúng ta, con nhất định phải đề phòng nhiều hơn”.
Tất cả những điều đó cho thấy, Tư Mã Ý rất s.ợ Tào Tháo, khi Tào Tháo còn sống, Tư Mã Ý chỉ cần nhìn thấy ông đã rùng mình một cái, không dám thở mạnh, luôn an phận và hành động lỗ mãng.
Nhiều người đọc hay xem Tam quốc diễn nghĩa đều rõ là Tư Mã Ý chính là người đặt nền móng cho họ Tư Mã sau này thống nhất thiên hạ và chấm dứt thời kỳ Tam quốc. Tất nhiên, thời điểm này thì Tào Tháo đã qua đời.
Do đó sẽ không hề quá lời nếu nói rằng, Tào Tháo chính là người có thể khiến Tư Mã Ý chỉ mới nghe danh cũng đã đủ để s.ợ mất mật. Chỉ tiếc rằng, dù Tào Tháo từ sớm đã nhìn ra dã tâm của Tư Mã Ý, nhưng lại không d.i.ệ.t trừ con người này, cuối cùng để lại mầm họa khiến nhà Ngụy d.i.ệ.t v.o.n.g.