Trong tay Đổng Trác cũng sở hữu “ngũ hổ tướng” kiệt xuất giúp gi.an thần này có thể dễ dàng nắm lấy chính cục, thao túng triều đình nhà Hán.
Nhắc đến hổ tướng, chắc hẳn người hâm mộ Tam Quốc sẽ nghĩ ngay đến Ngũ Hổ thượng tướng gồm Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung của nhà Thục Hán, hay còn có Ngũ Tử lương tướng nhà Tào Ngụy, Thập nhị hổ tướng của Đông Ngô.
Thế nhưng Đổng Trác cũng sở hữu trong tay “ngũ hổ tướng” cùng với đội quân Tây Lương tinh nhuệ, nên gian thần này mới có thể dễ dàng nắm lấy chính cục, thao túng triều đình nhà Hán.
Lữ Bố
Đường thời người ta hay nói: “nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố”. Đổng Trác có thể ngang nhiên hoành hành chính là bởi có Lữ Bố ngày đêm bên cạnh bảo vệ.
Lữ Bố (chữ Hán: 呂布; 158-199) còn gọi là “Lã Bố” tự là Phụng Tiên, là tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông đã tham gia cuộc chiến quân phiệt cuối thời Đông Hán và cuối cùng bị thất bại.
Lã Bố người đất Cửu Nguyên, huyện Ngũ Nguyên thuộc Tinh châu (nay là thành phố Bao Đầu, Nội Mông Cổ ngày nay). Ông được biết tới chủ yếu qua tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Trong tiểu thuyết này, Lã Bố xuất hiện từ hồi 3 đến hồi 19. Lã Bố được mệnh danh là Chiến Thần, phần lớn độc giả xem Lã Bố là vị tướng dũng mãnh nhất thời Tam quốc, hơn cả Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi, Hứa Chử, Mã Siêu.
Theo ghi chép trong các sách: “Tam Quốc Chí”, “Ngụy Thư” và “Lã Bố truyện”, cha ông là Lã Lương đã theo nghiệp tổ phụ, trấn thủ vùng biên giới. Mẹ là người họ Hoàng, là con một đại phú hào, thông minh, hiền lành, có tri thức, hiểu lễ nghĩa. Ngay từ nhỏ, Lã Bố đã thể hiện là một đứa trẻ có sức mạnh phi thường, tinh thông võ nghệ, rất hiếu thắng, luôn giành chiến thắng trong những “trận đấu” với bạn bè đồng trang lứa. Hệ quả, không ai dám chơi đùa với Lã Bố.
Sử chép, để củng cố quyền lực, Trác buộc phải tiêu diệt những kẻ có thế lực trong triều đình. Một trong số đó chính là Đinh Nguyên. Trác thấy Lã Bố được Đinh Nguyên tin cẩn, bèn mật lệnh cho Lã Bố ɢɪếᴛ Đinh Nguyên. Lã Bố chém đầu Đinh Nguyên dâng cho Đổng Trác, Đổng Trác phong Lã Bố làm kỵ đô úy.
Trong sử sách chỉ chép đơn giản như vậy, tuy nhiên, tới “Tam Quốc diễn nghĩa” lại nói rằng, Lã Bố là con nuôi của Đinh Nguyên nhưng sau vì tham vàng bạc châu báu và ngựa xích thố nên mới theo Đổng Trác.
Kỳ thực, trong sử sách, chưa ai thấy nhắc tới việc Lã Bố là con nuôi của Đinh Nguyên hơn nữa cũng không có chuyện Đổng Trác dùng vàng bạc mua chuộc Lã Bố. Lúc bấy giờ Đổng Trác là tiền tướng quân, được phong hầu lại kiêm cả châu mục.
Luận về địa vị, Đổng Trác ở vị trí cao hơn hẳn so với chức châp kim ngô của Đinh Nguyên. Với địa vị ấy, nếu như Đổng Trác ra lệnh cho Lã Bố ɢɪếᴛ Đinh Nguyên thì Lã Bố không có cách nào từ chối. Bởi lẽ, Lã Bố không phải là người nhà của Đinh Nguyên mà là một quan lại nhà Hán.
Thêm nữa, lúc bấy giờ Đổng Trác vừa có công hộ giá, lại đang nắm sinh mạng của hoàng đế trong tay, một khi Đổng Trác nói rằng, ɢɪếᴛ Đinh Nguyên là chiếu chỉ của thánh thượng thì việc Lã Bố có muốn hay không không còn quan trọng nữa.
Từ Vinh
Từ Vinh là một tướng lĩnh ưu tú vào những năm cuối thời Đông Hán, giai đoạn này cũng là khoảng thời gian huy hoàng của ông. Từ Vinh đánh bại Tào Tháo ở Biện Thủy, đánh bại Tôn Kiên ở Lương Đông, đồng thời bắt sống Thái thú Dĩnh Xuyên là Lý Mân.
Năm 190, các chư hầu do Viên Thiệu cầm đầu nổi dậy đánh Đổng Trác. Cánh quân của Tôn Kiên hăng hái nhất, liên tiếp đánh bại quân Đổng Trác.
Tháng 2 năm 191, Tôn Kiên với danh nghĩa là Thứ sử Dự châu, tập hợp binh mã các quận được 10 vạn quân kéo đến Lương Đông và tiến đánh Lạc Dương. Đổng Trác sai Từ Vinh ra chống cự.
Thái thú Dĩnh Xuyên dưới quyền Tôn Kiên là Lý Mân được lệnh ra đánh Từ Vinh. Từ Vinh đánh bại Lý Mân, bắt sống Lý Mân cùng nhiều quân lính. Ông sai quân nướng sống Lý Mân và dùng dầu sôi ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ các t.ù binh dưới quyền Dĩnh Xuyên.
Tôn Kiên bỏ chạy, Từ Vinh mang quân truy kích nhưng cuối cùng Tôn Kiên nhờ bộ tướng Tổ Mậu giúp đánh lừa quân Từ Vinh nên ông không bắt được Tôn Kiên.
Tam Quốc diễn nghĩa kể rằng người đánh bại Tôn Kiên trận này là Hoa Hùng, còn Tổ Mậu đội mũ đỏ dụ địch cứu Tôn Kiên cũng nấp trong bụi, thấy Hoa Hùng đi tới định nhảy ra đâm nhưng không được, bị Hoa Hùng ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ.
Dù Từ Vinh thắng trận này nhưng sau đó quân Đổng Trác do Hồ Chẩn và Lã Bố chỉ huy lại bất hòa nên bị Tôn Kiên đánh bại. Đổng Trác lo lắng mang vua Hán Hiến Đế và dân chúng bỏ Lạc Dương chạy về Trường An.
Các cánh quân chư hầu của Viên Thiệu chỉ án binh tại Hoài Khánh không đi truy kích Đổng Trác. Chỉ có Tào Tháo hăng hái muốn ra quân. Viên Thiệu bất đắc dĩ cho Tào Tháo mấy ngàn quân đi.
Từ Vinh nghe tin Tào Tháo ra quân truy kích Đổng Trác bèn mang quân đón đánh ở Thành Quần. Ông đại phá Tào Tháo, ɢɪếᴛ hơn nửa quân Tào. Tào Tháo may mắn chạy thoát.
Hoa Hùng
Hoa Hùng (? – 190) là vị tướng quân đội dưới quyền Đổng Trác sống vào cuối đời Hán trong lịch sử Trung Quốc và cũng là một nhân vật trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.
Trong lịch sử, năm 190, các chư hầu liên quân lại tiến đánh Đổng Trác. Trong một trận chiến chống lại liên quân, Hoa Hùng ᴄʜếᴛ khi thua trận trước Tôn Kiên.
Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung mô tả Hoa Hùng cao 9 thước, tướng mạo oai phong, khi ông ra trận ở hồi 5 đã ch.ém liên tiếp mấy tướng của liên quân chư hầu khiến Tôn Kiên phải rút quân.
Về sau nhờ có Quan Vũ ch.ém ᴄʜếᴛ Hoa Hùng thì 18 đạo chư hầu mới tiến quân tiếp được. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng tình tiết này là hư cấu. Thực tế Hoa Hùng do Tôn Kiên ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ, và Hoa Hùng cũng không có thành tích quân sự đáng kể, kể cả chiến công ch.ém 2 tướng Du Thiệp, Phan Phụng cũng chỉ là hư cấu.
Lý Giác
Lý Giác (?-198), nhiều tài liệu tiếng Việt phiên thành Lý Thôi hay Lý Quyết, tên tự là Trĩ Nhiên, là người Lương châu, là dòng dõi danh tướng Lý Quảng nhà Tây Hán. Sau này Lý Giác là một quân phiệt nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông tham gia cuộc chiến quân phiệt, nắm triều đình nhà Hán trong 3 năm và cuối cùng bị ɢɪếᴛ.
Xuất hiện trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung từ hồi 5 đến hồi 13. Khi xuất hiện, Lý Giác đóng vai trò là bộ tướng của Đổng Trác tham chiến chống chư hầu.
Sau cái ᴄʜếᴛ của Đổng Trác, hình ảnh Lý Giác đánh Trường An và thao túng chính trường, xung đột với Quách Dĩ được mô tả khá gần với sử sách. Tuy nhiên tình tiết ông cùng Quách, Trương, Phàn đi đánh Trường An báo thù lại được kể là đi cùng với Ngưu Phụ, trong khi sử sách xác nhận lúc đó Ngưu Phụ đã ᴄʜếᴛ. Không những thế, Lý Giác còn được La Quán Trung mô tả là người chỉ huy Ngưu Phụ chứ không phải dưới quyền Ngưu Phụ.
Từ khi thôi nắm vua Hán Hiến Đế, ông không còn xuất hiện. Cái ᴄʜếᴛ của Lý Giác cũng chỉ được biết tới qua lời tâu báo của thuộc hạ cho Tào Tháo biết tình hình.
Quách Dĩ
Quách Dĩ (?-197) còn gọi là Quách Tỵ hay Quách Tỷ (sách bản cũ phiên sai là Quách Phiếm) là người Lương Châu, tên hồi nhỏ là A Đa, ông là tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Quách Dĩ là người Lương Châu, tên hồi nhỏ là A Đa. Ban đầu làm tr.ộm ngựa, về sau theo đầu quân cho Đổng Trác. Ông theo Đổng Trác tham gia các cuộc chiến chống quân Khăn Vàng.
Quách Dĩ xuất hiện trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung từ hồi 5 đến hồi 13. Khi xuất hiện, ông theo Đổng Trác tham gia các cuộc chiến chống quân Khăn Vàng.
Năm 189, Quách Dĩ theo Đổng Trác mang quân vào kinh đô Lạc Dương theo lệnh của ngoại thích Hà Tiến. Đổng Trác nắm quyền điều hành triều chính.
Năm 190, các chư hầu do Viên Thiệu đứng đầu nổi lên chống lại Đổng Trác. Đổng Trác không chống nổi, mang vua Hán Hiến Đế chạy về Trường An. Trước sự truy kích của Tôn Kiên, Đổng Trác cử con rể là Ngưu Phụ giữ An Ấp; Quách Dĩ cùng Lý Thôi và Trương Tế dưới quyền Ngưu Phụ.
Sau cái ᴄʜếᴛ của Đổng Trác, Quách Dĩ và Lý Thôi đánh vào Trường An và thao túng chính trường, sau đó Quách Dĩ lại xung đột với Lý Thôi được Tam quốc diễn nghĩa mô tả khá gần với sử sách. Tuy nhiên từ khi không nắm được Hán Hiến Đế, ông không còn xuất hiện. Cái ᴄʜếᴛ của ông cũng chỉ được biết tới qua lời tâu báo của thuộc hạ cho Tào Tháo biết tình hình.