Một người khi nắm trong tay quyền lực càng lớn, lòng tự tin sẽ càng lúc càng lên cao, tính tình cũng dần dần trở nên kiêu ngạo. Hơn nữa, Lưu Bang thân làm Hoàng đế, đương nhiên không thể nằm ngoài quy luật tâm lý này để rồi ôm nỗi nh.ụ.c ngàn thu.
Nghi kị công thần từ lâu đã trở thành một tâm lý có tiền lệ đối với những Hoàng đế khai quốc trong lịch sử Trung Hoa. Hàn Tín – vị “chiến thần” từng giúp Lưu Bang đoạt lấy giang sơn – cũng trở thành nạn nhân nằm trong danh sách “nghi ngờ” của Hán Cao Tổ.
Từ khi lên ngôi, Hàn Tín dần dần trở thành “cái gai trong mắt” Lưu Bang, cũng bị vị Hoàng đế này nhiều lần tính kế hạ bệ, tr.ừ kh.ử. Vậy nhưng, liệu Hán Cao Tổ năm đó có nhận thức được rằng nếu không trọng dụng Hàn Tín, người chịu thiệt lại chính là bản thân mình?
Một đời tận tụy, “chiến thần” vẫn bị Hoàng đế hạ bệ không thương tiếc
Năm 201 TCN, Hàn Tín khi ấy đang làm Sở vương, nhưng bị kẻ trong triều cáo buộc tội mưu ph.ả.n. Bản thân Lưu Bang cũng hiểu rõ đó là lời vu khống, nhưng vì đã “ngứa mắt” vị công thần này từ lâu, Hán Cao Tổ liền nhân cơ hội đó hạ bệ “chiến thần” của mình.
Tuy nhiên, Lưu Bang nhận thấy binh tướng trong tay mình không mạnh hơn Hàn Tín nên mới âm thầm bày mưu tính kế tr.ừ kh.ử kẻ bề tôi. Ngay trong lúc “nước sôi lửa b.ỏ.ng”, Tín lại phạm phải một sai lầm nghiêm trọng – “bán bạn cầu vinh”.
Lúc đó, Lưu Bang lấy danh nghĩa “tuần thú”, viện cớ xuống nước Sở ở phía Nam để thăm dò Hàn Tín.
Từ lâu đã hiểu rõ tâm lý nghi kị của Hoàng thượng, Tín lúc này vô cùng lo lắng. Vì nghe lời của một kẻ mách nước, cũng để thoát khỏi “vận hạn” lần này, Tín đã ch.é.m đầu Chung Ly Muội dâng cho Lưu Bang.
Nổi tiếng với danh hiệu “chiến thần”, lại có công trạng cái thế đối với nhà Hán, nhưng Hàn Tín lại bị đẩy vào đường cùng bởi chính vị vua mà mình phụng sự.
Sinh thời, Chung Ly Muội từng là anh em chí cốt với Hàn Tín, nhưng họ lại đứng trên hai đầu chiến tuyến. Muội là danh tướng nước Sở, Tín lại phụng sự cho Hán vương.
Sau khi Hạng Võ bị đánh bại, Hàn Tín đã giấu Chung Ly Muội ở chỗ của mình. Tới lúc bản thân gặp nguy khốn, vị “chiến thần” này lại không ngần ngại “bán bạn cầu vinh”, đem đầu của Muội để đổi lấy tính mạng cho bản thân.
Lưu Bang thừa dịp này khép Tín vào tội danh mưu phản, giáng hai cấp bậc xuống làm Hoài Âm hầu, tước hết binh quyền, gi.a.m lỏng vị công thần này.
Kể từ lúc ấy, Tín như “cá nằm trên thớt”, mà Hán triều cũng vô tình mất đi một vị “chiến thần” bất khả chiến bại. Cũng bởi có nhân tài mà không biết trọng dụng, Lưu Bang sau đó suýt chút nữa đã vong mạng trong tay quân gi.ặ.c chỉ vì phụ bạc công thần.
Số phận bị quân chủ “phụ bạc” của hai nhân vật cùng tên Hàn Tín
Mùa thu năm 201 TCN, Hán triều nhận được tin khẩn từ biên cương: người Hung Nô từ thảo nguyên phương bắc đã kéo quân sang xâm lược nước Hàn – một nước chư hầu ở Sơn Tây của Hán triều (vị trí Hàn quốc vào thời nhà Hán khác với thời Chiến Quốc).
Lúc bấy giờ, quân địch đã nhanh chóng bao vây Mã Ấp – thủ phủ của nước Hàn. Hàn vương Tín vội vàng phát tín hiệu cầu cứu về kinh sư, mặt khác lại cho người đàm phán với Hung Nô để trì hoãn thế tiến công của quân địch.
Không ngờ rằng hành động đàm phán này của Hàn vương Tín bị chính quyền trung ương cho là phản trắc. Lưu Bang không những không phái viện binh, mà còn cử sứ giả tới nghiêm khắc trách cứ Tín.
Bị rơi vào tính thế tiến thoái lưỡng nan, chịu cảnh vây khốn tới 9 tháng, Hàn vương Tín đành phải đầu hàng Hung Nô.
Cùng tên Hàn Tín, cũng là những danh tướng nổi danh thời Tần mạt Hán hưng, hai vị tướng này đề bị Lưu Bang phụ bạc, có lẽ đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên trong lịch sử.
Giáng cấp “chiến thần” Hàn Tín, Lưu Bang mất đi một vị tướng tài năng xuất chúng. Tiếp tục nghi kỵ Hàn vương Tín, Hán Cao Tổ lại phải chứng kiến vùng đất chư hầu của mình rơi vào tay gi.ặ.c.
Thiếu đi “chiến thần”, Lưu Bang suýt mất mạng trong tay quân địch
Sau khi chiếm được nước Hàn, quân Hung Nô nhanh chóng tiến tới u.y h.i.ế.p Tấn Dương.
Năm 200 TCN, đứng trước tình thế khẩn cấp, Lưu Bang ngay lập tức phát động cuộc chiến với dân tộc Hung Nô. Điều đáng nói là: ngay cả khi đối mặt với kẻ th.ù hung hãn như vậy, Lưu Bang vẫn cố chấp không dùng Hàn Tín mà liều lĩnh ngự giá thân chinh.
Từ thời Hán – Sở tranh hùng, tài năng quân sự “vốn chẳng có bao nhiêu” của Lưu Bang đã được chứng minh rõ ràng. Thấu hiểu điểm yếu của mình, Lưu Bang chủ yếu cậy nhờ, phó thác việc quân cho những tướng mạnh, trong đó chủ yếu là Hàn Tín.
Tuy nhiên, tới lúc lên ngôi Hoàng đế, số lần Hán Cao Tổ “ngự giá thân chinh” ngày càng nhiều. Việc trở thành người chiến thắng trong các cuộc nội chiến đã khiến Lưu Bang tự cho mình là người “thiên hạ vô địch”.
Một người khi nắm trong tay quyền lực càng lớn, lòng tự tin sẽ càng lúc càng lên cao, tính tình cũng dần dần trở nên kiêu ngạo. Hơn nữa, Lưu Bang thân làm Hoàng đế, đương nhiên không thể nằm ngoài quy luật tâm lý này.
Nếu không có Hàn Tín, liệu Lưu Bang có thể tự tay làm nên đại nghiệp của Hán triều?
Lại nói tới chuyện đánh Hung Nô, sau khi thành lập bộ chỉ huy tại Tấn Dương, Hán Cao Tổ phái trinh sát đi thăm dò lực lượng quân địch.
Người thứ nhất sau khi trở về liền báo cáo rằng: Hung Nô chỉ toàn kẻ già nua, người ốm yếu, binh lực yếu ớt, chắc chắn không chịu nổi một lần công kích. Cảm thấy hoài nghi về kết quả này, Lưu Bang tiếp tục phái Lưu Kính đi do thám. Khi trở về, Lưu Kính khẳng định:
“Hai quân đối địch, nào có chuyện một bên vô duyên vô cớ tỏ ra yếu thế, đây chắc chắn là kế dụ binh của người Hung Nô.”
Nhưng Lưu Bang không những không nghe mà còn nổi trận lôi đình, tống giam Kính tại Quảng Võ, sau đó tự mình dẫn 32 vạn quân tới Bành Thành (nay thuộc Đại Đồng – Sơn Đông).
Không ngờ tình hình quả đúng như Lưu Kính dự đoán, quân Hung Nô dẫn binh chủ lực lên tới 40 vạn người, ᴠũ ᴋʜí sáng ngời, khí thế bừng bừng tới để nghênh chiến.
Biết được tin Hoàng đế Hán triều đã lên núi Bạch Đăng, quân địch tiến tới bao vây tứ phía, Lưu Bang lúc này quả thật “khóc không ra nước mắt”.
Sau nhiều lần giao chiến, hai bên dù tổn thất rất nhiều, nhưng vẫn liên tục ở thế giằng co. Quân Hung Nô tuy giỏi dã chiến, nhưng kém phòng thủ, mà Hán triều lại nắm vững kỹ thuật phòng bị. Vì vậy, tuy rằng bị bao vây, nhưng Lưu Bang vẫn may mắn chưa bị Hung Nô “làm thịt”.
Thiếu đi “Chiến thần”, Lưu Bang suýt nữa trở thành “con mồi” dưới tay quân Hung Nô. (Ảnh minh họa).
Bị bao vây tới 7 ngày 7 đêm, Lưu Bang lúc này cũng không tránh khỏi lo sợ. May thay, nhờ có kế sách “đánh vào lòng người” của Trần Bình, Hán Cao Tổ mới may mắn thoát nạn.
Khi ấy, Trần Bình sai người vẽ hàng loạt những bức họa mỹ nhân, phái người mang tới cho Hoàng hậu Hung Nô kèm theo lời nhắn:
“Nếu còn không lui binh, Hoàng đế (chỉ Lưu Bang) không còn cách nào khác là phải đem những mỹ nhân này dâng lên cho Mặc Đốn (vua Hung Nô). Đến lúc đó, e rằng Mặc Đốn khó có thể sủng ái Hoàng hậu như xưa…”.
Cách làm này đánh đúng vào tâm lý lo sợ của nữ nhân nơi hậu cung. Sau đó, quả nhiên Hoàng hậu nói với Mặc Đốn: “Người đừng ép họ quá đáng, thỏ con nóng nảy tất sẽ cắn người”.
Mặc Đốn nghe lời Hoàng hậu, liền hạ lệnh giải vây. Vừa đúng lúc trời đổ sương mù, Lưu Bang nhân cơ hội đó mới dẫn quân trốn khỏi vòng vây của địch.
Tuy thoát được một kiếp nạn, nhưng sự kiện bị vây khốn lần này vẫn mãi trở thành một nỗi xấu hổ trong cuộc đời cầm quân của Hán Cao Tổ.
Thất bại ở Bạch Đăng Sơn không chỉ xuất phát tâm lý khinh địch cùng tài cầm quân có hạn của Lưu Bang, mà còn bắt nguồn từ việc Hán Cao Tổ không dùng Hàn Tín.
Đánh giá về sự kiện này, nhiều người khẳng định nếu để Hàn Tín thay thế Lưu Bang trong việc cầm quân, nỗi nh.ụ.c bị vây khốn ở Bạch Đăng sơn chắc chắn không thể xảy ra.
Chỉ tiếc rằng, lúc đó Hàn Tín đã bị cách chức làm Hoài Âm hầu, bị tước đoạt binh quyền, chịu giam lỏng như một t.ù nhân. Vậy mới thấy, Lưu Bang không trọng dụng “chiến thần” Hàn Tín, quả thực chẳng khác nào phế đi cánh tay đắc lực của mình.