Muốn củng cố địa vị và thực lực cho hoàng tộc của mình, Lưu Bị sẽ không cho bất kỳ ai cơ hội nắm quyền quá lớn để tránh nảy sinh những phiền toái không cần thiết như tổ tông Lưu Bang của mình?

Cổ nhân Trung Hoa có câu:“Lấy đồng làm gương có thể ngay ngắn áo mũ, lấy người làm gương có thể sáng tỏ được mất, lấy sử làm gương có thể hiểu biết hưng suy”.

Cũng bởi vậy mà nhiều nhà sử học tại Trung Quốc ngày nay thường lấy tính cách của các nhân vật lịch sử làm căn cứ suy luận để tìm lời lý giải cho nhiều vấn đề. Một trong những nhân vật thường được nghiên cứu theo cách này chính là Lưu Bị.

Nhắc tới vị quân chủ của nhà Thục Hán dưới thời Tam Quốc, nhiều ý kiến cho rằng ông là người nhân nghĩa, trọng nhân tài. Một số ý kiến khác lại khẳng định, Lưu Bị dù biết cách mị dân nhưng thực tài thì có phần thua kém.

Liên quan tới tính cách của nhân vật này, chủ đề thường được giới nghiên cứu Trung Quốc bàn luận thường xoay quanh giả thiết: Nếu Lưu Bị nhất thống thiên hạ mà Quan Vũ, Trương Phi còn sống, liệu hai nhân vật này sẽ được phong vương hay bị x.ử t.ử?

Số phận của Quan Vũ, Trương Phi sẽ ra sao nếu người huynh trưởng Lưu Bị có cơ duyên nhất thống thiên hạ?

Lưu Bị liệu có “nối gót” tổ tông ᴛʀừ ᴋʜử Quan Vũ, Trương Phi?

Phần đông ý kiến đều đánh giá Lưu Bị là người nhân nghĩa, phóng khoáng, biết dùng hiền tài. Thế nhưng một số ý kiến trái chiều khác lại coi vị quân chủ ấy chỉ là kiểu người khéo léo đưa đẩy, sau khi có được thiên hạ sẽ dễ dàng trở mặt như ông tổ Lưu Bang của mình.

Năm xưa Lưu Bang sau khi lên làm Hoàng đế đã liên tiếp hạ s.á.t công thần Hàn Tín, Bàng Việt. Nếu chỉ luận về cái danh xuất thân là tôn thất nhà Hán, Lưu Bị dễ dàng bị đánh đồng với vị Hoàng đế này cũng là điều dễ hiểu.

Nhưng trên thực tế, khả năng Lưu Bị sáᴛ ʜạɪ những người huynh đệ từng vào sinh ra tử vì mình sau khi có được thiên hạ là rất khó xảy ra.

Với Lưu Bang, Hàn Tín, Bàng Việt chỉ là thuộc hạ, lại có d.ã tâm nên bị x.ử t.ử cảnh cáo. Nhưng với Lưu Bị, hai người Quan Vũ, Trương Phi là huynh đệ kết nghĩa.

Hơn nữa họ tính cách hào sảng, thẳng thắn, hành xử chân thành, một lòng kính trọng Lưu Bị chứ không hề có ᴅã ᴛâᴍ soán ngôi, đoạt vị.

Thử nghĩ, nếu Quan Vũ, Trương Phi muốn cùng huynh trưởng tranh thiên hạ, họ hoàn toàn có thể đi theo phe đối địch hoặc tự mình nổi dậy cát cứ ngay từ những năm l.o.ạ.n lạc chứ không cần phải chờ tới khi Lưu Bị làm Hoàng đế.

Chưa dừng lại ở đó, Quan – Trương đều là hai trong năm võ tướng tài giỏi nhất dưới tay Lưu Bị. Bất kể từ phương diện tình nghĩa hay trên phương diện chính trị, quân sự, hạ sáᴛ ʜạɪ người này sẽ khiến vị quân chủ họ Lưu mất nhiều hơn được.

Vì thế, Lưu Bị nếu suy tính về tình về lý, ắt sẽ không tìm cách triệt hạ huynh đệ của mình sau khi có được thiên hạ.

Huynh trưởng nhất thống thiên hạ, Quan – Trương có “lên hương”?

Dù Quan Vũ, Trương Phi không phải chịu bi kịch tắm m.á.u như những bậc công thần khác, nhưng hai nhân vật này cũng khó có cơ hội được Lưu Bị phong vương.

Để trở thành một vị quân chủ có thể thống nhất thiên hạ, người nhân nghĩa như Lưu Bị cũng sẽ nảy sinh ᴅã ᴛâᴍ, ắt sẽ không lưu lại bên cạnh mình những người có quá nhiều thực quyền.

Là một vị quân chủ có mưu đồ và cả ᴅã ᴛâᴍ, Lưu Bị dù không ra tay sáᴛ ʜạɪ công thần nhưng cũng sẽ không để bất kỳ ai trở thành mối họa bên mình. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Tới lúc đó, trường hợp của anh em Quan – Trương cũng sẽ giống như Mã Siêu năm xưa, địa vị dù cao nhưng thực quyền lại chẳng có mấy.

Hay như chiến thắng tại Hán Trung, Trương Phi vốn tưởng rằng mình sẽ được phong làm tướng lĩnh khi đến thủ thành. Không ngờ rằng Lưu Bị lại giao nhiệm vụ này cho một binh lính vô danh tiểu tốt, mà sau đó cũng chẳng hề thăng chức cho người đó.

Muốn củng cố địa vị và thực lực cho hoàng tộc của mình, Lưu Bị sẽ không cho bất kỳ ai cơ hội nắm quyền quá lớn để tránh nảy sinh những phiền toái không cần thiết.

Từ những phân tích kể trên, có thể thấy nếu Quan Vũ, Trương Phi không qua đời sớm, dù họ không phải chịu kết cục của những công thần bị ɢɪếᴛ ʜạɪ thì cũng không có cơ hội được phong vương.

Lúc bấy giờ, vị quân chủ khôn khéo Lưu Bị sẽ dùng tình huynh đệ giữ lại hai võ tướng này để sử dụng cho những mục đích riêng của mình.

Tuy nhiên, những suy luận này chỉ có thể coi như giả thiết để suy đoán mà thôi. Bởi sự thật là Trương Phi, Quan Vũ bỏ mạng nơi sa trường từ sớm, còn Lưu Bị cũng u uất qua đời khi chưa hoàn thành đại nghiệp nhất thống thiên hạ.