Tào Phi trong “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung 𝑡𝑎̂̀𝑚 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔, chẳng có điểm gì nổi bật nhưng Tào Phi trong lịch sử lại hoàn toàn khác. Ông là người đã é.p Hán Hiến Đế nhường ngôi và trở thành vị hoàng đế đầu tiên của Tào Ngụy.
Tào Phi – Hoàng đế đầu tiên của Tào Ngụy
Theo ghi chép sử liệu, Táo Tháo có tổng cộng 25 người con trai, trong đó nổi bật nhất là trưởng nam Tào Ngang, thứ nam Tào Phi, Tào Chương, Tào Thực và Tào Xung. Sau khi Tào Ngang 𝑐ℎ𝑒̂́𝑡 ở trận Uyển Thành, Tào Phi trở thành đích trưởng 𝑡𝑢̛̉ của Tào Tháo.
Tào Phi sinh ở huyện Tiêu, nước Bái, thuộc Dự châu (nay thuộc Bạc Châu, tỉnh An Huy), là con của Tào Tháo với Biện phu nhân. Theo Ngụy thư, Tào Phi từ nhỏ văn v.õ song toàn, 8 tuổi có thể đặt bút viết thơ, giỏi kị xạ, múa 𝑘𝑖𝑒̂́𝑚, thông hiểu Bách gia chư tử (những tư tưởng và triết lý của Trung Quốc thời cổ đại) nên được Tào Tháo hết sức yêu mến.
Trong số những người con của Tào Tháo, Tào Phi được đánh giá là người sắc sảo nhất. Thay vì dùi mài kinh sử hay thao luyện quân binh, Tào Phi thường có mặt trong triều cùng các bá quan văn v.õ để tranh thủ sự ủng hộ của họ và tham gia vào việc 𝑞𝑢𝑎̂𝑛 𝑠𝑢̛̣ cùng Tào Tháo.
Năm Kiến An thứ 22 (217), Tào Phi chính thức được phong làm Vương Thế tử, trở thành người kế thừa của Tào Tháo. Năm Kiến An thứ 25 (220), Tào Tháo ra đi, Tào Phi kế nghiệp chức Thừa tướng nhà Hán, nhận danh hiệu Ngụy vương.
Tào Phi – nhà phê bình, lí luận văn học đầu tiên Trung Quốc
Tào Phi rất giỏi thơ phú, ông cùng với cha (Tào Tháo) và em trai (Tào Thực), được gọi là Tam Tào, là những cây bút nổi tiếng bậc nhất trên Văn đàn Kiến An. Thơ của ông hiện còn lưu lại khoảng 40 bài và bộ Điển luận, tác phẩm phê bình và lí luận văn-thơ đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Theo giáo sư Trần Đình Sử, viết trong bộ Từ điển văn học (mới), thì Tào Phi là người tiên phong trong việc 𝑝ℎ𝑎̉𝑛 đ𝑜̂́𝑖 thói “văn nhân tương khinh” (văn nhân thường khinh nhau), hay thói quen khép kín kiến giải của mình. Ngoài ra, ông còn 𝑝ℎ𝑒̂ 𝑝ℎ𝑎́𝑛 khuynh hướng “quý xa, khinh gần”, làm văn cốt cầu danh, mà quay lưng với sự thực.
Quan điểm của Tào Phi trong “Điển luận” rất sắc sảo khi nhận định văn chương trước sau là sự biểu hiện tư tưởng, tình cảm của người viết. Cho nên gốc văn chương giống nhau mà ngọn khác nhau. Cái khác đó, theo Tào Phi, là do “khí”. Tào Phi viết: “Văn lấy khí làm chủ, mà khí trong hay đục là bẩm phú, không thể dùng sức gắng gượng mà có được”.
Tào Phi – é.p Hán Hiến Đế nhường ngôi
Lên làm Ngụy vương, Tào Phi không e ngại dư luận như Tào Tháo và có chí hướng muốn 𝑠𝑜𝑎́𝑛 Hán tự lập. Mùa thu năm đó, Tào Phi sai thân tín dâng thư lên Hán Hiến Đế, khuyên Hiến Đế nhường ngôi cho Ngụy vương. Để tỏ ra khiêm nhường, Tào Phi đã từ chối 3 lần, đến lần thứ 4 mới nhận. Đây được gọi là sự kiện Tào Phi 𝑠𝑜𝑎́𝑛 Hán nổi tiếng.
Sau khi Tào Phi lên ngôi, lý tưởng lớn nhất của ông là thực hiện ước nguyện cuối cùng của cha mình là Tào Tháo – thống nhất thiên hạ. Tuy nhiên, Tào Phi đã 𝑐ℎ𝑒̂́𝑡 khi mới làm hoàng đế được 6 năm. Khi 𝑐ℎ𝑒̂́𝑡, ông chỉ vừa mới bước sang tuổi 40 – vốn là thời điểm 𝑠𝑢𝑛𝑔 𝑚𝑎̃𝑛, chín muồi nhất của một người đàn ông.
Lý do vì sao Tào Phi lại 𝑐ℎ𝑒̂́𝑡 sớm, khi còn chưa kịp làm nhiều việc, chẳng hạn như 𝑑𝑖𝑒̣̂𝑡 𝑡𝑟𝑢̛̀ nhà họ Tư Mã?
Theo Sohu, thứ 1, tuổi thọ trung bình của người xưa rất thấp, tuổi thọ trung bình của hoàng đế cũng không cao, chỉ 39,2 tuổi.
Xét về tuổi thọ trung bình, Tào Phi sống đến 40 tuổi là đã đạt tuổi thọ trung bình của hoàng đế. Ngoài các nguyên nhân như bị đ𝑎𝑢 𝑜̂́𝑚, 𝑏𝑖̣ 𝑎́𝑚 𝑠𝑎́𝑡, một nguyên nhân lớn khác khiến các hoàng đế cổ đại có tuổi thọ thấp phần lớn là do chính họ tự chuốc lấy.
Thứ 2, một người như Tào Phi – tính cách đ𝑎 𝑑𝑎̂𝑚 giống hệt Tào Tháo. Khi ngồi được lên ngai vàng, lại càng không biết 𝑡𝑖𝑒̂́𝑡 𝑐ℎ𝑒̂́ 𝑑𝑢̣𝑐 𝑣𝑜̣𝑛𝑔, ℎ𝑎𝑚 𝑚𝑒̂ 𝑡𝑢̛̉𝑢 𝑠𝑎̆́𝑐, 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 đ𝑒̂𝑚 ℎ𝑜𝑎𝑛 𝑙𝑎̣𝑐, vì thế hao tổn tuổi thọ là điều dễ hiểu.
Sử sách chép rằng, Tào Phi không chỉ kế thừa đại nghiệp của Tào Tháo mà còn kế thừa các thê thiếp và mỹ nữ của Tào Tháo.
Vì ℎ𝑎𝑚 𝑚𝑒̂ 𝑡𝑢̛̉𝑢 𝑠𝑎̆́𝑐 lâu ngày, thân thể Tào Phi nhanh chóng không chống đỡ được và cuối cùng đổ bệnh. Đến mẹ ruột của Tào Phi là Biện phu nhân cũng 𝑔𝑎𝑦 𝑔𝑎̆́𝑡 𝑙𝑒̂𝑛 𝑎́𝑛 việc Tào Phi nạp hết thê thiếp và mỹ nữ của cha và từng mắng rằng: “Ngươi thật đ𝑎́𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑒̂́𝑡”. Thậm chí, khi Tào Phi ra đi, Biện phu nhân vẫn còn giận ông.
Là bậc quân vương sắc sảo nhất trong dòng họ Tào sau Tào Tháo, Tào Phi 𝑐ℎ𝑒̂́𝑡 khi mới 40 tuổi được xem là một điều đáng tiếc cho đế chế Tào Ngụy. Mặc dù người kế vị của Tào Phi là Tào Duệ tương đối thông minh và có năng lực, nhưng tuổi thọ cũng không cao hơn khi cũng ra đi ở tuổi 36. Các thế hệ sau của nhà họ Tào đều tầm thường, yếu kém nên giang sơn cuối cùng rơi vào tay họ Tư Mã.