Nhưng vết nhơ khó rửa, tiếng xấu đồn xa, việc làm này của Tào Phi vĩnh viễn trở thành một vết đen khó rửa trong cuộc đời của Ngụy Văn Đến, thậm chí còn ảnh hưởng tới cả thanh danh của người cha Tào Tháo kiêu hùng một thời.
Tào Phi là một trong những người con trai của Tào Tháo, cũng là vị Hoàng đế đầu tiên của Tào Ngụy, sử cũ thường gọi Ngụy Văn Đế.
Năm xưa sau khi vị quân chủ họ Tào mất đi con trưởng, vợ cả của ông cũng bỏ đi. Mẹ của Tào Phi là Biện Phu nhân nhờ vậy mà trở thành kế thất, còn Tào Phi từ đó cũng được coi như con trưởng của Tào Tháo.
Kể từ khi xưng đế, Tào Phi vẫn được muôn dân trăm họ kính ngưỡng, tôn sùng. Trong mắt hậu thế, vị quân chủ này có phần độ lượng, khoan hòa hơn Tào Tháo. Thế nhưng hai cha con họ Tào này lại cùng nhau ph.ạm phải một sai lầm nghiêm trọng liên quan tới luân lý, đạo đức thời bấy giờ.
Sinh thời, Tào Tháo nổi tiếng có sở thích ᴄướᴘ vợ người khác. Những giai thoại về công cuộc chinh đoạt mỹ nhân của ông hết sức nổi tiếng.
Mỗi lần ᴄướᴘ vợ người khác, Tào Tháo không chỉ không để tâm tới cảm nhận của đối phương mà thậm chí tiện tay nhận luôn con của thiên hạ làm con mình. Thế nhưng so với hành vi ᴄướᴘ vợ thiên hạ của cha mình, Tào Phi còn làm ra một hành động tồi tệ hơn.
Vì hành động này, ông đã bị chính mẹ ruột của mình chửi là “không bằng loài chó lợn”, thậm chí còn bị mẫu thân từ mặt.
Nói về việc làm này của Tào Phi, có người cho rằng đó là hành động ʟᴏạɴ ʟᴜâɴ không thể tha thứ, có người lại nói thói xấu của Tào Phi vốn dĩ là “di truyền” từ Tào Tháo mà thành.
Vậy rốt cục vị Hoàng đế nhà Ngụy này đã làm nên việc động trời gì?
Từ sở thích “ᴄướᴘ vợ người” và những bê bối tình trường khét tiếng của Tào Tháo…
Suy cho cùng, hành động trái với luân thường đạo lý của cha con Tào Tháo – Tào Phi đều từ ham mê nữ sắc mà ra.
Muốn hiểu được ngọn nguồn của việc làm sai trái do Tào Phi gây ra, trước nhất phải điểm lại những “chiến tích” khét tiếng về tình trường của Tào Tháo.
Vào thời Tam Quốc, Tào Tháo vốn được coi là một đại kiêu hùng. Nhưng có câu “anh hùng khó qua ải mỹ nhân”, vị quân chủ họ Tào ấy vừa yêu giang sơn, lại càng yêu mỹ nhân.
Mỗi khi nhìn trúng một vị mỹ nữ nào đó, Tào Tháo không quan tâm rằng người đó đã là “hoa có chủ” hay chưa, cũng chẳng bận lòng việc người đẹp đã sinh con cái hay chưa.
Chỉ cần thuận mắt, ông sẽ tìm trăm phương ngàn kế để biến mỹ nhân thành người của mình, thậm chí sẵn lòng thu nhận con riêng của người đó.
Năm xưa con dâu Hà Tiến lọt vào mắt xanh của Tào Tháo, ông bất chấp việc mỹ nhân này đã có một người con riêng. Tào Tháo thu nạp người đẹp ấy vào hậu cung của mình, lại rộng lượng tới nỗi đem cả con riêng của tiểu thiếp coi như con đẻ của mình mà nuôi dưỡng.
Về sau khi tr.iệt hạ Lữ Bố, Tào Tháo không quan tâm tới lời khẩn cầu của Quan Vũ, trực tiếp hớt tay trên, đem vợ của Tần Nghi Lộc là Đỗ Phu nhân lấy làm thiếp.
Thậm chí có lần vị quân chủ này còn trêu ghẹo thím của Trương Tú. Dưới cơn nóng giận, Trương Tú đã liều chết vây thành, đánh úp Tào Tháo. Trong trận chiến ấy, Tào Tháp đã mất đi người con trưởng Tào Ngang và Đại tướng Điển Vi.
Ảnh minh họa.
Dù có trải qua mất mát lớn tới vậy, nhưng Tào Tháo vẫn chẳng thể thay tâm đổi tính. Sau này ông còn xây dựng Đồng Tước Đài làm nơi ở cho các tần phi của mình, cũng coi đó làm cung điện hưởng lạc.
Sau này mỗi khi nhắc tới Đồng Tước Đài, có người còn ví rằng đó vốn là “trại tập trung mỹ nữ” của Tào Tháo. Mặc dù có phần háo sắc, nhưng vị quân chủ họ Tào đối với thê thiếp của mình cũng coi như tận tâm tận lực.
Trước lúc qua đời, vì lo lắng cho tương lai của những người đẹp này, Tào Tháo chủ động cho phép các vị phi tần không con được xuất cung tái giá. Ông thậm chí còn cảnh cáo Tào Phi, nếu như tiểu thiếp nào muốn tái giá thì phải đồng ý cho họ đi. Người không có ý định “đi bước nữa” thì có thể ở lại Đồng Tước Đài.
Có thể nói, Tào Tháo đối với công cuộc truy cầu cái đẹp, theo đuổi mỹ nhân quả khiến người khác khó bề theo kịp.
… đến vết nhơ khó rửa của gia tộc họ Tào vì con trai giẫm vào “vết xe đổ”
So với một Tào Tháo chuyên đi ᴄướᴘ vợ thiên hạ, Tào Phi còn có độc chiêu “chơi trội” hơn cả cha của mình. Ảnh minh họa.
Là con trai của Tào Tháo, Tào Phi cũng kế thừa từ cha mình niềm yêu thích đặc biệt đối với các mỹ nhân.
Nhưng nếu Tào Tháo thích ᴄướᴘ vợ người, thì Tào Phi thậm chí còn “chơi trội” hơn bằng cách ᴄʜɪếᴍ đᴏạᴛ luôn phi tần của cha mình.
Năm xưa, Tào Phi là người chiến thắng trong công cuộc tranh ngôi kế vị với người em trai Tào Thực. Sau khi Tào Tháo qua đời ở Lạc Dương, ông kế thừa ngai vị của cha, trở thành Ngụy Vương. Sau này Tào Phi xưng đế, trở thành vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử nhà Ngụy.
Nhưng vừa ngồi vững trên ngai vàng, Tào Phi lại nhanh chóng làm ra một việc trái với luân thường đạo lý.
“Ngụy thư” có ghi: “Ngụy Vũ Đế (Tào Tháo) băng hà, Văn Đế (Tào Phi) thường để cung nhân của Vũ Đế hầu hạ mình”.
Sau khi lên ngôi, Tào Phi trực tiếp đưa hàng loạt phi tần của Tào Tháo nạp vào hậu cung, để cho các nàng hầu hạ mình.
Dù háo sắc chẳng kém cha ruột, nhưng Tào Phi vẫn biết việc làm của mình là trái với luân thường đạo lý nên luôn tìm cách bưng bít, đặc biệt không dám để cho mẹ đẻ là Biện Thái hậu biết được.
Nhiều mỹ nhân từng là thê thiếp của Tào Tháo đã rơi vào tay của chính con trai ông – Ngụy Văn Đế Tào Phi. Ảnh minh họa.
Chỉ tiếc rằng cái kim trong bọc cũng có ngày lộ ra. Có lần Tào Phi bị bệnh, Biện Thái hậu vì lo cho con trai nên tới tận tẩm cung hỏi thăm. Nào ngờ vừa tiến vào, bà kinh ngạc khi phát hiện người phụ nữ đang phục vụ Tào Phi vốn là một vị phi tần của Tào Tháo.
Vào thời bấy giờ, việc làm của Tào Phi bị coi là ʟᴏạɴ ʟᴜâɴ. Hơn nữa ông đường đường là Hoàng đế lại làm ra chuyện thất đức tới vậy, điều đó lại càng khiến cho Biện Thái hậu ᴄăᴍ ᴘʜẫɴ.
Dưới cơn nóng giận, vị Thái hậu ấy đã chỉ mặt con trai mà mắng: “Hoàng thượng thân là vua của một nước mà lại làm ra việc chẳng bằng heo chó. Bôi nhọ đạo đức như vậy, người quả thực đáng ᴄʜếᴛ!”.
Có giai thoại khác thì truyền rằng, Biện Thái hậu chỉ mặt vua quát lớn:
“Ngay tới cái thứ mà con chó, con chuột cũng không ăn, ngươi lại ăn được. Ngươi bụng đói thì cái gì cũng vơ vào, quả không bằng heo chó!”.
Từ đó trở đi, Biện Thái hậu không tới thăm hỏi Tào Phi thêm một lần nào nữa. Thậm chí tới lúc vị Hoàng đế này qua đời, bà cũng không hề tới thăm ông. Từ đó có thể thấy, việc làm trái với luân thường đạo lý của Tào Phi đã khiến Thái hậu giận tới mức nào.
Có ý kiến cho rằng, Tào Phi đùa giỡn với những người phụ nữ của Tào Tháo chẳng qua là “di truyền” sở thích của vua cha. Có người lại khẳng định, hành động của Tào Phi nhằm mục đích ᴛʀả ᴛʜù cha mình vì việc Tào Tháo năm xưa từng có ý đồ bất chính một trong những người vợ của ông là nàng Chân Lạc.
Sau này, có lẽ vì sự kiên quyết từ Biện Thái hậu, hoặc cũng vì phần nào lo sợ con trai sẽ giẫm vào vết xe đổ của mình khiến giang sơn Tào thị hỗn l.oạn, Tào Phi trước khi qua đời đã hạ lệnh giải tán toàn bộ số phi tần, mỹ nữ trong cung của mình.
Nhưng vết nhơ khó rửa, tiếng xấu đồn xa, việc làm này vĩnh viễn trở thành một vết đen khó rửa trong cuộc đời của Ngụy Văn Đến, thậm chí còn ảnh hưởng tới cả thanh danh của người cha Tào Tháo kiêu hùng một thời.