Trong mắt của người đời sau, Gia Cát Lượng và Lưu Bị luôn thân thiết, gắn bó như cá với nước. Nhưng khi Lưu Bị lên ngôi và nếu thống nhất được 3 nước, liệu rằng có tr.ừ kh.ử người thân cận là Gia Cát Lượng như các hoàng đế trước đã từng làm?
Theo sử liệu, khoảng cuối năm 220, Tào Phi phế truất Hán Hiến Đế cướp ngôi, lập ra nhà Ngụy, tức là Tào Ngụy Văn Đế. Hán Hiến Đế bị giáng làm Sơn Dương công, điều đi quận Sơn Dương.
Khoảng giữa năm 221, Lưu Bị và Gia Cát Lượng ở Thành Đô nghe lời đồn đại rằng Hiến Đế đã bị Tào Phi ɢɪếᴛ hại, bèn phát tang ở Ích châu, truy tôn vua Hán là Hiếu Mẫn hoàng đế. Quần thần đề nghị ông lên ngôi hoàng đế để kế nghiệp nhà Hán.
Khi Lưu bị còn do dự thì lại có tin Tôn Quyền đã dâng biểu xưng thần với Tào Phi và được phong làm Ngô vương. Lưu Bị rất tức giận, muốn lập tức khởi binh đánh Đông Ngô. Theo lời khuyên của Gia Cát Lượng, ông tạm gác việc đánh Ngô và làm lễ lên ngôi hoàng đế. Lễ được tiến hành ở phía nam núi Vũ Đương thuộc Thành Đô, lấy quốc hiệu là Hán để kế tục Lưu Hiệp, đặt niên hiệu là Chương Vũ. Từ đó nhà Thục Hán bắt đầu.
Sau khi xưng đế, Lưu Bị phong Gia Cát Lượng làm thừa tướng, Mã Siêu làm Phiêu kỵ tướng quân và Trương Phi là Xa kị tướng quân, còn vị trí đại tướng quân vẫn luôn bị bỏ trống.
Trong mắt của người đời sau, Gia Cát Lượng và Lưu Bị luôn thân thiết, gắn bó như cá với nước. Hai người trở thành hình mẫu chuẩn trong quan hệ quân – thần. Tuy nhiên, thời hàn vi là vậy còn sau khi Lưu Bị lên ngôi và nếu thống nhất được 3 nước, nắm quyền thống trị thiên hạ, số phận của Gia Cát Lượng sẽ ra sao?
Lưu Bị sinh năm 161, thời điểm này đã sáu mươi tuổi, chắc hẳn ông cũng biết con đường phục hưng nhà Hán của mình đã đạt tới đỉnh cao huy hoàng.
Trong bối cảnh ấy, Lưu Bị khó có thể này sinh ý định ɢɪếᴛ công thần mà cụ thể là Gia Cát Lượng, chuyện quan trọng hơn lúc bấy giờ vẫn là tìm Gia Cát Lượng bàn bạc.
Cùng năm ấy, Lưu Bị còn dấy binh thảo phạt Đông Ngô để ʙáᴏ ᴛʜù cho đại tướng quân và cũng là em kết nghĩa của mình là Quan Vũ. Có thể thấy Lưu Bị là người chú trọng nghĩa quân thần. Để củng cố ngai vàng Hoàng đế của mình, Lưu Bị sẽ không ɢɪếᴛ Gia Cát Lượng trước.
Gia Cát Lượng được Lưu Bị ba lần bái phỏng lều tranh mời về, coi như anh em ruột thịt. Gia Cát Lượng cũng đã dốc hết sức lực của mình để báo đáp ơn tri ngộ của Lưu Bị, hoàn thành giấc mộng Hoàng đế Đại Hán của Lưu Bị.
Nhờ có danh nghĩa nhân đức, Lưu Bị mới chiêu mộ được người học rộng tài cao về dưới trướng của mình, giúp ông khôi phục được giang sơn Đại Hán. Lưu Bị chắc chắn sẽ không gánh tiếng xấu qua cầu rút ván, làm một Hoàng đế bất nhân bất nghĩa.
Trong khi đó, Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị lợi dụng rất lớn. Tuy Lưu Bị đã lên làm Hoàng đế, sức mạnh của những kẻ không tin phục cũng không thể coi nhẹ.
Nhờ tiếng tăm của Gia Cát Lượng, những kẻ không tin phục trên triều đình và trong dân chúng sẽ không dám làm điều xằng bậy.
Với một Hoàng đế mới muốn ổn định lòng quân và lòng dân, điều này có ích lợi hết sức to lớn. Lưu Bị sẽ không làm ra những việc ngu xuẩn lợi đ.ị.ch hại mình như ɢɪếᴛ Gia Cát Lượng trước.
Sự tin tưởng và ỷ lại vào Gia Cát Lượng về mặt sự nghiệp của Lưu Bị cũng bảo đảm cho việc ông sẽ không ɢɪếᴛ Gia Cát Lượng.
Lưu Bị ba lần bái phỏng lều tranh mời Gia Cát Lượng xuống núi, lịch sử cũng đã chứng minh mắt nhìn người của Lưu Bị độc đáo tới mức nào, Lưu Bị chắc chắn là một Bá Nhạc (chỉ người giỏi phát hiện, sử dụng nhân tài).
Từ sau khi có được một “thiên lý mã” như Gia Cát Lượng, sự nghiệp của Lưu Bị cũng tiến triển thần tốc. Gia Cát Lượng cũng dùng hết cuộc đời mình báo đáp ơn tri ngộ của Lưu Bị.
Một khi Lưu Bị khôi phục được nhà Hán, ông chắc chắn sẽ thỉnh cầu Gia Cát Lượng thêm một lần nữa, mong Gia Cát Lượng đẩy vị trí Hoàng đế về phía mình, thay vì để Hán Hiến Đế Lưu Hiệp trở lại vị trí vốn dĩ là của ông ta.
Mà với quan hệ giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng, Gia Cát Lượng chắc chắn cũng càng mong muốn Lưu Bị làm Hoàng đế chứ không phải Hán Hiến Đế Lưu Hiệp.
Lúc này quan hệ giữa Gia Cát Lượng và Lưu Bị sẽ tiến thêm một bước, mối liên hệ và tình bạn giữa Gia Cát Lượng và Lưu Bị cũng sẽ thêm thăng hoa.
Nhưng đây mới chỉ là thời điểm Lưu Bị xưng đế, phân tranh thiên hạ với Tào Ngụy và Đông Ngô mà thôi.
Còn khi Lưu Bị thực sự thống nhất được thiên hạ, lên làm Hoàng đế, Gia Cát Lượng sống hay ᴄʜếᴛ thì phải nhờ vào vận may của ông.