Thời Tam Quốc lưu truyền câu chuyện tiếng đàn có sức mạnh bằng chục vạn hùng binh của Gia Cát Lượng. Đâu là gốc tích của câu nói này trong dân gian?

Gia Cát Lượng (181 – 234) được người đời vinh danh là “vạn đại quân sư” (quân sư nghìn đời). Là một nhà quân sự, chính trị nổi tiếng thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ảnh: Sohu

Khả năng “tâm lý chiến” của Gia Cát Lượng lưu truyền từ thời Tam quốc đến ngày nay càng khiến hậu thế thêm khâm phục tài trí con người này. Ảnh: Sohu

Còn nhớ khi Gia Cát Lượng bị Tư Mã Ý mang 15 vạn quân vây ở Tây Thành, trong tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc, ông đã mang một cây đàn lên ngồi trên mặt thành bình thản gảy. Ảnh: Sohu

Khi nghe âm luật và nhìn phong thái bình tĩnh, với tiếng đàn “truyền giao cách cảm” hàm chứa thông điệp đầy ẩn ý của Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý hiểu ý liền vội rời đi. Ảnh: Sohu

Người ta nói, tiếng đàn của Gia Cát Lượng có sức mạnh của chục vạn hùng binh là như vậy. Ảnh: Sohu

Tiếng đàn đã hoàn thành xuất sắc vai trò của mình như một loại “vũ khí” lợi hại, xưa nay ít thấy. Ảnh: Sohu

Trên thực tế thì giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý không xảy ra vụ việc này mà chỉ là hư cấu của La Quán Trung trong Tam quốc diễn nghĩa. Ảnh: Sohu

Theo ghi chép của sử liệu, Gia Cát Lượng không phải tác giả của “Không thành kế”, thậm chí chưa từng dùng kế này trong cuộc đối đầu với Tư Mã Ý. Ảnh: Sohu

Trong Tam quốc chí của sử Trần Thọ, Gia Cát Lượng đúng là đã có lần ngồi trước doanh trại quân Ngụy rồi ung dung chơi cờ, xung quanh không có binh sĩ hộ vệ mà chỉ có mấy tiểu đồng phục vụ. Ảnh: Sohu

Quân Ngụy sợ phục binh nên không dám ra đánh chứ không phải là Gia Cát Lượng ngồi trên thành gảy đàn khi quân Ngụy tới tấn công. Ảnh: Sohu