Là người đã đẩy Quan Vũ tới cửa t.ử, nhân vật này vẫn luôn được xem là “khắc tinh” trong cuộc đời của vị tướng “uy chấn Hoa Hạ”.

Quan Vũ (? – 220), tự Vân Trường, quê ở Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, miền bắc của Trung Quốc ngày nay. Ông là một trong những nhân vật lịch sử của Trung Quốc được biết đến nhiều nhất ở khu vực Đông Á, hình tượng của ông đã được tiểu thuyết hóa trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung và sau này được khắc họa trong các dạng hình nghệ thuật như kịch, chèo, tuồng, phim ảnh…

Quan Vũ là một trong Ngũ hổ tướng nhà Thục Hán cùng với Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung, Mã Siêu.

Quan Vũ được miêu tả có khuôn mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài hai thước, tay cầm Thanh Long yển nguyệt đ.ao cưỡi trên ngựa Xích Thố, dáng vẻ oai phong lẫm liệt, tính tình hào hiệp, trượng nghĩa, sức chiến đấu mạnh mẽ địch vạn người.

Ông là người đã góp công vào việc thành lập nhà Thục Hán, với vị hoàng đế đầu tiên là Lưu Bị. Quan Vũ cả đời phò tá huynh trưởng, vì Thục Hán mà lập nên không ít công lao. Cũng bởi tài năng và sự trung nghĩa này, ông được người đời sau tôn làm “Võ thánh”, sánh ngang với “Văn thánh” Khổng Tử.

Về cái ᴄʜếᴛ của Quan Vũ, trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung mô tả khi Quan Vũ thua chạy đến Mạch Thành, Tôn Quyền một mặt cho người đi khuyên hàng, một mặt phái Chu Nhiên và Phan Chương chặn đường rút lui của Quan Vũ ở phía sau.

Mã Trung lúc đó là một tiểu tướng dưới chướng của Phan Chương. Mặc dù vị tướng này không sở hữu võ thuật cao cường, nhưng ông lại được xem là khắc tinh của Quan Vũ. Bởi lần hiếm hoi Quan Vũ thất bại chính là lần bại trong tay Mã Trung.

Quan Vũ khi đó còn đang ở đỉnh cao trong sự nghiệp, vừa vây hãm Phàn Thành, ch.ém Bàng Đức, b.ắt sống Vũ Cấm, nếu không vì Đông Ngô đ.ánh úp Kinh Châu, Quan Vũ chưa chắc đã phải nhận thất bại. Tay cầm Thanh Long yển nguyệt đ.ao, thân cưỡi ngựa Xích Thố, cho dù đang trong thế phải tháo chạy, cũng khó ai mà cản nổi.

Tuy nhiên, Mã Trung đã dự đoán chính xác đường lui của Quan Vũ, để sớm bố trận phục kích ở một hẻm núi h.iểm trở, khi Quan Vũ và Quan Bình chạy đến quân phục hai bên đổ ra. Quan Vũ ngã ngựa, bị Mã Trung bắt được. Sự kiện này đủ để thấy Mã Trung là người cũng có m.ưu lược hơn người.

Sau khi bắt được Quan Vũ, Mã Trung đem đến dâng cho Tôn Quyền. Tôn Quyền ch.ém Quan Vũ. Quan Vũ ᴄʜếᴛ rồi, con ngựa Xích Thố bị Mã Trung bắt được, đem về dâng Tôn Quyền. Tôn Quyền thưởng cho Mã Trung cưỡi. Con ngựa ấy mấy hôm không chịu ăn cỏ rồi cũng ᴄʜếᴛ.

Mã Trung là một viên tướng không mấy nổi danh trong tập đoàn ch.ính tr.ị Đông Ngô. 

Tuy chiến công có được do việc đ.ánh lén vốn không phải là điều gì lấy làm vinh quang, nhưng việc Mã Trung đã đẩy Quan Vũ vào cửa t.ử vẫn là điều không thể thay đổi.

Sử gia Lê Đông Phương xem việc Quan Vũ bị tóm dưới tay một viên tiểu tướng như Mã Trung là “ᴄʜếᴛ về tay một nhân vật hạng tư hạng năm, thật đáng than thở, thật đáng đau buồn”.

Sử sách đề cập rất ít tới Mã Trung. Ông giữ chức Tư mã dưới quyền tướng Phan Chương của Đông Ngô thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Năm 219, ông theo Phan Chương tham gia chiến dịch đánh chiếm Kinh châu và truy kích Quan Vũ. Theo Ngô chủ truyện trong Tam quốc chíkhi Quan Vũ chạy đến Chương Hương thì Mã Trung b.ắt được. Ngoài Quan Vũ, Mã Trung còn b.ắt được con Quan Vũ là Quan Bình cùng đô đốc Triệu Lũy.

Sau đó cha con Quan Vũ bị ɢɪếᴛ ở Lâm Thư. Sử sách chép không thật rõ ràng do ai trực tiếp ɢɪếᴛ, các sử gia cho rằng Phan Chương và Mã Trung b.ắt cha con Quan Vũ ở Chương Hương và mang tới Lâm Thư ɢɪếᴛ, theo mệnh lệnh của Tôn Quyền. Sau đó sử sách không nhắc tới Mã Trung.

Tuy nhiên, trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung kể rằng Mã Trung từng chạm trán với Quan Hưng, con trai duy nhất còn lại của Quan Vũ. Quan Hưng đi lạc trong rừng, đi chưa được vài dặm, bỗng nghe có tiếng người nói ngựa kêu, tướng đi đầu trong toán quân kéo đến chính là Mã Trung.

Mã Trung thấy Quan Hưng là kẻ ɢɪếᴛ mất chủ tướng mình liền nổi giận thúc ngựa xông vào đ.ánh. Quan Hưng thấy Mã Trung chính là người h.ại cha mình, cũng quyết ăn thua.

Bộ hạ của Mã Trung khoảng 300 người cũng chạy đến tiếp ứng. Hai bên giao chiến bất phân thắng bại thì Quan Hưng có quân ứng cứu nên Mã Trung đành rút chạy, trên đường về được My Phương, Phó Sĩ Nhân hộ tống về doanh trại.

Phó Sĩ Nhân, My Phương là hai tướng từng phục vụ dưới trướng Lưu Bị, nay sang Đông Ngô nhưng vẫn một lòng hướng về Thục.

Hai người bèn bàn nhau ɢɪếᴛ ᴄʜếᴛ Mã Trung, c.ắt lấy đầu, cho người dâng lên Lưu Bị. Quan Hưng thấy vậy thiết ngay linh vị Quan Vũ ở trong dinh, dâng đầu Mã Trung cúng tế.