Thực ra không phải là Lữ Bố không đánh được Trương Phi, cũng không sợ gì Trương Phi cả, mà Lữ Bố không ‘đáp trả’ vì có lý do chính đáng.
Thời đại Tam Quốc là thời đại quy tụ anh hùng hào kiệt để thi thố võ nghệ đỉnh cao. Tuy mỗi nhân vật đều có những điểm đặc biệt riêng nhưng để giữ vị trí số một tuyệt đối trong lĩnh vực điều binh khiển tướng thì không thể không nhắc tới chiến thần Lữ Bố.
Lữ Bố (158-199), tự Phụng Tiên, là tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông được mệnh danh là Chiến Thần, phần lớn độc giả xem Lã Bố là vị tướng dũng mãnh nhất thời Tam quốc, hơn cả Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi. Hình ảnh Lữ Bố có thể liên hệ tới vị anh hùng Hy Lạp Achilles về sức mạnh. Lữ Bố đã từng một mình đánh đồng cân với cả 3 anh em nhà Lưu Bị (gồm Quan Vũ, Trương Phi và Lưu Bị).
Nói về chiến lực, ông là người dũng mãnh nhất, xếp cao hơn cả Quan Vũ. Ở trận Hổ Lao Quan, ba anh em Lưu, Quan, Trương phải hợp sức mới có thể đánh ngang ngửa với Lữ Bố. Thậm chí, trong lịch sử, ông từng đánh bại Hứa Chử, Điển Vi, Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên cùng nhiều vị tướng khác, có thể gọi là “vô địch thiên hạ”.
Trên chiến trường, ông chuyên sử dụng phương thiên họa kích và cưỡi ngựa Xích Thố, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi. Người ta thường nói “Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố” để tôn vinh hai cực phẩm nhân gian này.
Tuy nhiên, mạnh mẽ là thế, vẫn có một người mà Lữ Bố cực kỳ kiêng dè, đó chính là Trương Phi.
Trương Phi được biết đến là võ tướng sở hữu tính cách nóng như l.ử.a nhưng bản chất thật thà.
Theo sử sách ghi chép lại, Trương Phi hiện lên với hình tượng người đàn ông thô lỗ, cộc cằn, chỉ biết đánh đấm, hữu dũng vô mưu, nếu không có người khác dẫn dắt thì không thể làm nên chiến tích. Tất cả điều này đã khiến hậu thế có chút hiểu nhầm Trương Phi. Thật ra, Trương Phi là mãnh tướng văn võ song toàn.
Trong Tam Quốc, ông là mãnh tướng tài giỏi không kém Lữ Bố. Tuy nhiên khi ông ba lần khiêu khích Lữ Bố, lần nào cũng khiến Lữ Bố vô cùng ᴄăᴍ ʜậɴ nhưng đều phải chịu bất lực trước ông.
Lần khiêu khích thứ nhất ở Hổ Lao Quan
Trong tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa”, sự kiện ba huynh đệ Lưu – Quan – Trương quyết chiến Lữ Bố từng được miêu tả vô cùng gay cấn và đặc sắc.
Bấy giờ, các lộ chư hầu dưới sự tập hợp của Viên Thiệu đã cùng kết thành liên minh để chinh phạt Đổng Trác. Khi đó, tướng Lã Bố dưới quyền Đổng Trác đã trở thành nỗi kh.iếp s.ợ của liên quân này.
Tại Hổ Lao quan, Lữ Bố chỉ trong vòng 5 hiệp đã h.ạ s.á.t Phương Duyệt, sau đó thậm chí còn xông vào trong quân của Vương Khuông mà ᴄʜéᴍ ɢɪếᴛ. Nếu không phải Kiều Mạo cùng Viên Di kịp thời tới ứng cứu, Vương Khuông có lẽ cũng đã vong mạng dưới tay họ Lữ này.
Bấy giờ, liên minh các lộ chư hầu hết sức hoang mang, ai nấy đều tin rằng không ai có thể địch nổi Lữ Bố.
Thế nhưng Lữ Bố hoàn toàn không cho họ cơ hội do dự, tiếp tục dẫn quân tới khiêu chiến, é.p đối phương phải cử người ra ứng chiến. Dưới tình huống ấy, Vũ An Quốc đã xông ra đại chiến 10 hiệp, tới hiệp thứ 10 thì bị Lữ Bố đánh gãy tay.
Bấy giờ, tới lượt Công Tôn Toản xung phong ra ứng chiến, thế nhưng chưa được bao lâu đã buộc phải rút lui.
Tới lúc này, Trương Phi đã quyết định tiên phong xông ra tỷ thí với Lữ Bố. Hai người đại chiến 50 hiệp chưa phân thắng bại. Quan Vũ thấy vậy liền lao tới tiếp ứng, ba người tiếp tục đánh thêm 30 hiệp.
Sau cùng, Lưu Bị cũng công khai gia nhập trận chiến. Dưới sự vây khốn, công kích của ba huynh đệ, Lữ Bố cuối cùng cũng phải tìm cơ hội công kích về phía Lưu Bị rồi thừa cơ rút lui.
Lần khiêu khích thứ hai của Trương Phi là khi Lưu Bị định trao Từ Châu cho Lữ Bố. Lúc đó, Lữ Bố bị Tào Tháo đánh bại, tháo chạy đến nương nhờ Lưu Bị. Lưu Bị định nhượng lại Từ Châu cho Lữ Bố để cùng nhau chống Tào.
Lữ Bố định nhận, nhưng bắt gặp Trương Phi đang trừng mắt nhìn mình, chỉ đành lễ phép cười từ chối. Sau đó, Lữ Bố đưa vợ và con gái đến tạ ơn Lưu Bị, xin kết nghĩa huynh đệ. Kết quả Trương Phi lại khó chịu, xông ra đòi đánh một trận quyết định với Lữ Bố và hét lên: “Anh của ta là dòng dõi Hán thất, sao ngươi dám đòi hỏi? Muốn làm anh cả của ta ư?” Lữ Bố không dám dây dưa với Trương Phi, cho nên chỉ có thể thầm nói xui xẻo.
Lần khiêu khích thứ ba của Trương Phi xảy ra trong cuộc liên minh của Lữ Bố và Lưu Bị chống lại Tào. Lúc đó Trương Phi ᴄướᴘ được hơn trăm con ngựa của Lữ Bố, khiến ông ta không vừa mắt chút nào. Lần này Lữ Bố thực sự không chịu nổi, liền vác họa kích đi tìm Trương Phi.
Thực lòng mà nói, võ công của Trương Phi kém hơn Lữ Bố, ban đầu Lữ Bố định dạy dỗ cho Trương Phi một trận rồi thôi, thế nhưng hai người đánh nhau được một trăm hiệp vẫn không phân thắng bại, khiến Lưu Bị phải ra can ngăn, chủ động cho ngựa trở về.
Từ đó về sau, Lữ Bố luôn tránh mặt Trương Phi.
Một kẻ ph.ả.n nghịch như Lữ Bố, lại là người có sức chiến đấu mạnh nhất lúc bấy giờ, tại sao lại phải sợ Trương Phi?
Thực ra không phải là không đánh được Trương Phi, cũng không sợ gì Trương Phi cả, mà là sau lưng Trương Phi còn có người chống lưng.
Trong lần đầu tiên khiêu khích, Lữ Bố phải đánh với cả Trương Phi, Quan Vũ, Lưu Bị, nên rơi vào thế hạ phong.
Lần khiêu khích thứ hai, Quan Vũ đang đứng cạnh Trương Phi, nếu đánh Trương Phi, Quan Vũ nhất định sẽ không đứng ngoài. Một kẻ võ công cao cường đến đâu cũng không tránh khỏi một nhát đ.a.o, nếu có sơ suất mà ᴄʜếᴛ, thật quá vô lý và quá phí.
Còn ở lần thứ 3, Lưu Bị đích thân ra mặt, dù sao cũng là một vị quân chủ, nếu thật sự ra tay với Lưu Bị, hậu quả sẽ rất khôn lường.