Như lời Đức Phật dạy, khi bản thân mỗi người tu được tâm an định thì chắc chắn một điều đó chính là mọi việc tốt lành – “Tâm an vạn pháp an”, “Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện”.
Đây là câu thần chú của nhà Phật. Trong những lúc nguy nan, chúng ta tĩnh được tâm lại thì sẽ vượt qua được nguy nan. Ngược lại, nếu rối tâm, việc sẽ hỏng và xảy ra hậu quả nặng. Cho nên, Đức Phật dạy “chế tâm” – tức chế ngự tâm mình, “nhất xứ” – tức an một chỗ, giữ cho tâm an ổn một chỗ thì “vô sự bất biện” – không sự gì không thành tựu.
Trong từng phút giây này, phải sống và làm việc, cống hiến, yêu thương thật nhiều trong Chánh Niệm.
Vì thế, chúng ta đang mong cầu một việc được thành tựu thì phải biết giữ tâm an trước việc đó. Nếu tâm không an, việc sẽ không thành, không những bị người phá mà có thể còn bị “người trong tối” phá.
Ví dụ, ở cơ quan có vị Giám đốc sắp nghỉ hưu và có 2, 3 vị Phó Giám đốc ứng cử vào vị trí đó. Nếu chúng ta mong được làm Giám đốc và thể hiện ra mặt sự mong mỏi này, các vị Phó Giám đốc kia biết được sẽ chọc phá chúng ta, không những con người mà ᴍɑ զᴜʏ̉, զᴜʏ̉ тһᴀ̂̀п ᴄᴜ̃пɡ ρһᴀ́. Nhưng tâm an lại dễ được. Đó là bí quyết. Cứ giữ tâm an thì dù được hay không được cũng không thành vấn đề.
Có người nôn nóng là tâm không an. Hay có người ngoài mặt tỏ vẻ không có gì, nhưng tâm thật sự chưa an thì cũng không được. Vì sóng tâm linh, thước đo tâm linh ở chiều sâu bên trong, nhà Phật gọi là công đức, âm đức. Ở vị trí nào là phải có phước đức, âm đức của mình ở vị trí đó, không phải mong mà được.
Khi chúng ta đủ phước đức, chúng ta không làm gì cũng sẽ được đẩy lên vị trí đó. Nhưng nếu chúng ta không đủ phước để được ở vị trí này mà chúng ta gắng đạt thì dù có được cũng sẽ bị họa. Tinh thần nhà Phật thấy rất rõ điều này.
Giống như trong kinh Nhân Quả, Đức Phật dạy: “Chớ bảo làm quan là chuyện dễ / Không tu phước ấy đến từ đâu”. Không tu không có phước làm quan được, cho nên chúng ta phải biết tất cả đều ở công đức tu hành của chính mình.
Theo phatgiao.org