Kinh văn nói đầy đủ các nghiệp bất thiện thuộc về thân, miệng và ý. Trích đoạn này, chúng ta chỉ bàn về ba ác nghiệp của ý, do những suy nghĩ bất thiện gây ra.
Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
– Nếu kẻ nào cố ý tạo nghiệp, Ta nói rằng kẻ ấy phải thọ lấy quả báo. Hoặc thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc thọ vào đời sau. Nếu tạo nghiệp mà không cố ý, Ta nói rằng người ấy không nhất thiết phải thọ quả báo.
– Ở đây, thân cố ý tạo ba nghiệp bất thiện, đưa đến khổ quả, thọ khổ quả. Miệng có bốn nghiệp, ý có ba nghiệp bất thiện, đưa đến khổ báo, thọ khổ quả…
Những gì là ba nghiệp của ý cố ý tạo bất thiện, đưa đến khổ quả, thọ lấy khổ báo? Một, tham lam; thấy tài vật và các tư cụ sinh sống của người khác thường tham lam ước muốn sao cho được về của mình.
Hai là sân nhuế; trong ý ôm ấp oán ghét, nghĩ rằng: chúng sanh kia ᴆᴀ́пɡ һᴀ̣ɪ, ᴆᴀ́пɡ тгᴏ́ɪ, ᴆᴀ́пɡ Ьᴀ̆́т, ᴆᴀ́пɡ ʟᴏᴀ̣ɪ Ьᴏ̉, ᴆᴀ́пɡ ᴆᴜᴏ̂̉ɪ ᴆɪ, mong cho kẻ kia thọ khổ vô lượng.
Ba là tà kiến; sở kiến điên đảo, thấy như vầy, nói như vầy: “Không có bố thí, không có trai phước, không có chú thuyết, không có nghiệp thiện ác, không có nghiệp báo thiện ác, không có đời này, đời sau; không có cha mẹ, trên đời không có bậc chân nhân đi đến chỗ chí thiện, khéo vượt qua, khéo hướng đến, ở đời này và đời sau mà tự chứng tri, tự giác ngộ, tự thân tác chứng, thành tựu và an trú. Đó là ba nghiệp do ý cố tạo bất thiện, đưa đến khổ quả, thọ lấy khổ báo”.
(Kinh Trung A-hàm, phẩm Nghiệp tương ưng, kinh Tư, số 15 [trích])
Kinh văn nói đầy đủ các nghiệp bất thiện thuộc về thân, khẩu và ý. Trích đoạn này, chúng ta chỉ bàn về ba ác nghiệp của ý, do những suy nghĩ bất thiện gây ra.
Tham lam, mong muốn lấy của người khác về cho mình. Ý suy nghĩ tham lam thì ai cũng có nhưng phải biết chế ngự và chuyển hóa chúng. Tham muốn nhiều thì ắt phải trả giá, khổ đau càng thêm chồng chất. Người tu thì học hạnh muốn ít và biết đủ và tự tạo ra tài sản bằng công sức và trí tuệ của mình. Mặt khác, nỗ lực chuyển hóa tham vọng thành hoài bão, mong ước được làm lợi ích cho xã hội và phụng sự tha nhân.
Sân nhuế là tâm giận dữ, nóng nảy; lòng ôm ấp oán, hận thù; mong cho người khác bị tổn hại, đau khổ, bị hại. Sự giận dữ giống như hỏa hoạn sẽ thiêu rụi tất cả các điều tốt đẹp ở đời. Dĩ nhiên nổi giận đùng đùng thì mất khôn, khi không còn khôn khéo nữa thì làm càn và để lại hậu quả nghiêm trọng. Có khi nóng giận bị nén vào bên trong thành ra căm hận. Bấy giờ trong tâm sục sôi thù hận, toan tính báo thù, tìm mọi cách hại người khi đủ điều kiện. Sự nóng giận sẽ khiến cho người ta ân hận cả đời, sức tàn phá của nó không chỉ ở đời này mà còn kéo dài tận đến đời sau.
Tà kiến (si mê) là có quan điểm sai trái, nhận thức lầm lạc. Quan điểm đã sai thì không thể hành động đúng, chắc chắn tạo ra nhiều hệ lụy cho mình và người. Người nào không tin đời sau, phủ nhận nghiệp và quả báo của nghiệp, hoài nghi về quả phước của những việc thiện lành, nhất là không tin vào sự chứng đạo của các bậc hiền trí thì chẳng có việc ác nào mà họ không dám làm. Vì vô minh, tà kiến mà đánh mất tàm quý và liên tục tạo ác nghiệp để chịu quả khổ về sau.
Ba ác nghiệp của ý là động cơ thúc đẩy lời nói và hành động bất thiện nên tuy sâu kín mà tác hại khôn lường. Vì vậy cần chuyển hóa tham lam, sân nhuế, tà kiến thành vô tham, vô sân và vô si để hoàn thiện nhân cách, đời này cùng đời sau đều được an vui.
Theo Giác Ngộ