Với lối giáo dục ᴄựᴄ đᴏᴀɴ, suýt chút nữa bà Tăng Học Mai đã “đẩy” con mình vào cuộc sống của một người thất bại.

Là con một trong một gia đình bình thường ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, Ngụy Vĩnh Khang sớm được bố mẹ chú trọng đến học tập. Mẹ của Ngụy là là một nhân viên bình thường trong cửa hàng bách hoá, bố bị di chứng ch.iến tr.anh, cuộc sống cũng không khấm khá. Bởi thế, mẹ của Ngụy đã dồn hết hi vọng vào đứa con trai.

2 tuổi, Ngụy Vĩnh Khang đã học thuộc 1.000 ký tự tiếng Trung và ngâm thơ cổ. 4 tuổi, Ngụy học xong tiểu học; 8 tuổi thi đỗ trường trung học trọng điểm của tỉnh. Tới 13 tuổi, Ngụy đỗ khoa Vật lý, Đại học Tương Đàm, trở thành sinh viên trẻ nhất tỉnh Hồ Nam lúc bấy giờ. 17 tuổi, Ngụy hoàn thành bậc cử nhân, được nhận vào hệ sau đại học của Viện Vật lý năng lượng cao (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc).

Khi ấy, Ngụy Vĩnh Khang là tấm gương của nhiều đứa trẻ và cách dạy dỗ thần đồng này khiến nhiều phụ huynh vô cùng ngưỡng mộ. Thậm chí, nhiều người còn tung hô Ngụy là “huyền thoại” của nền giáo dục Trung Quốc.

Với ước mơ con mình sẽ trở thành một nhà văn, mẹ của Ngụy Vĩnh Khang é.p con đọc sách. Nếu như những đứa trẻ cùng trang lứa được vui chơi thì Ngụy Vĩnh Khang phải bịt tai, không được nghe những tiếng động ở ngoài cửa để đọc sách hiền triết. Mẹ của Ngụy chấp nhận làm mọi việc để con tập trung học hành, từ giặt giũ, nấu nướng, thậm chí còn tự tay đút cơm, đánh răng, mang bô tới cho con tiểu ngay cả khi con đã vào đại học.

Tới khi Ngụy đỗ Viện Khoa học Trung Quốc làm nghiên cứu sinh, bà Tăng Học Mai nhận được yêu cầu con trai phải sống và học tập một mình từ nhà trường. Rời xa vòng tay mẹ, Ngụy Vĩnh Khang không biết cách sống. Trời lạnh đến mấy, Ngụy cũng chỉ mặc một chiếc áo mỏng. Ngụy không biết cách giao tiếp với bạn bè, không gian nơi ở bừa bộn, bẩn thỉu.

Tháng 8/2003, Ngụy bị cho nghỉ học vì lí do thiếu kỹ năng chăm sóc bản thân, không thích nghi với môi trường nghiên cứu.

 Sau cú s.ố.c ấy, bà Tăng Học Mai ᴛứᴄ ɢɪậɴ con trai mà không hề liên lạc trong một thời gian dài. Ngụy Vĩnh Khang đi lang thang nhiều nơi, làm việc tại một số chỗ nhưng cũng sớm “chia tay” với lí do không phù hợp.

Đó cũng là một kinh nghiệm sống tốt cho Ngụy. Bên cạnh đó, mẹ Ngụy cũng đã đưa con về nhà để hướng dẫn lại mọi việc đơn giản nhất, bắt đầu từ tự ăn và tự tắm giặt. Cuộc sống của Ngụy dần giống với những người bình thường, anh kết hôn với mối tình đầu và sinh con trai đầu lòng.

Nói về con trai, bà Tăng đã thấy sự sai lầm của mình trong cách giáo dục vì chỉ chú tâm đến giáo dục trí thức và thi cử mà quên giáo dục tinh thần tự lập và các kỹ năng sống cho con. Thậm chí, ngay cả khi vợ chồng con trai muốn mẹ lên thành phố sống cùng, bà đều từ chối để con được sống tự do và hi vọng tuổi thơ của cháu trai được hạnh phúc như những đứa bạn cùng trang lứa.