Cứ ngỡ chuyện “bán thận mua iPhone” chỉ là câu đùa vui của nhiều người, nhưng ai ngờ lại có thật! Đó chính là câu chuyện xảy ra vào năm 2011 tại “đất nước tỷ dân”…
Không biết từ bao giờ, việc sử hữu các món đồ công nghệ tiên tiến như iPhone, iPad, Macbook,… là một cách để thanh niên khẳng định giá trị bản thân. Người giàu vung một lúc mấy chục triệu mua đồ thì không nói làm gì. Nhưng nhiều thanh niên chỉ có mức thu nhập tầm trung, hay hoàn cảnh nghèo khó cũng cố phải sở hữu “quả táo cắn dở” bằng được. Họ vay người thân, vay bạn bè, đồng nghiệp,… để có tiền “lên đời” điện thoại, máy tính.
Cứ ngỡ chuyện “bán thận mua iPhone” chỉ là câu đùa vui của nhiều người, nhưng ai ngờ lại có thật! Đó chính là câu chuyện xảy ra vào năm 2011 tại “đất nước tỷ dân”…
1 quả thận đổi lấy iPhone 4 và iPad 2
Vương Thượng Côn sinh năm 1994, quê quán tại tỉnh An Huy, Trung Quốc. Năm 2011, Vương mới 17 tuổi và đang học năm 2 trung học. Gia cảnh nam sinh này không hề khá giả, bố mẹ chỉ là công nhân bình thường với đồng lương ít ỏi. Tuy nhiên Vương Thượng Côn lại không biết sống tiết kiệm và đua đòi theo chúng bạn.
Khi đó, Vương để ý thấy các học sinh giàu có trong trường thường sử dụng một chiếc điện thoại di động có tên iPhone 4. Ngay lập tức, cậu nam sinh này bị món đồ công nghệ thu hút, và ao ước sở hữu một chiếc cho bằng bạn bằng bè.
Tuy nhiên giá của một chiếc iPhone không hề rẻ và cao hơn rất nhiều so với lương tháng của nhiều người, bao gồm cả bố mẹ Vương Thượng Côn. Tuy vậy, bản tính phù phiếm đã khiến Vương mờ mắt. Cậu ta nhiều lần về nhà, đòi bố mẹ phải mua iPhone cho mình bằng được. Nhưng ông bà Vương đào đâu ra tiền?
Chiếc iPhone 4 làm mưa làm gió năm nào
Đến trường, Vương Thượng Côn hỏi bạn bè cách kiếm tiền và được giới thiệu cho một số công việc làm thêm trong kỳ nghỉ hè như phát tờ rơi, giúp việc lặt vặt,… Làm được ít lâu, Vương cảm thấy cách kiếm tiền này quá chậm, lại chẳng tích cóp nổi bao nhiêu.
Một ngày nọ, khi đang ngồi lướt Internet, nam sinh này đọc được một quảng cáo bán thận. Không suy nghĩ nhiều, cậu ta lập tức liên hệ với kẻ thu mua nội tạng tên Hà Vĩ. Tên này cho biết, Vương có thể kiếm được 20.000 NDT (69 triệu đồng) khi bán nội tạng. Nếu thận tốt, hắn sẽ trả cho Vương thêm vài nghìn tệ nữa.
Kẻ này cũng lừa Vương Thượng Côn rằng, cắt một quả thận đi cũng chẳng ảnh hưởng gì và Vương vẫn sống khỏe. Hà Vĩ còn đưa dẫn chứng nhiều người vẫn sống tốt với một quả thận để Vương xiêu lòng. Tuổi trẻ bồng bột, nông cạn đã khiến nam sinh 17 tuổi tin sái cổ lời của kẻ mua bán nội tạng.
“Một quả thận là đủ dùng rồi, tại sao tôi phải cần thêm một quả thận nữa chứ? Sao không bán nó đi để kiếm tiền?”, Vương ngây thơ nghĩ.
Tháng 4/2011, nhóm của Hà Vĩ đưa Vương Thượng Côn từ tỉnh An Huy tới thành phố Sâm Châu (tỉnh Hồ Nam) để thực hiện ca ᴘʜẫᴜ ᴛʜᴜậᴛ chui kéo dài 10 tiếng đồng hồ. Được biết, quả thận phải của Vương được trả tới 200.000 NDT (khoảng 709 triệu đồng) nhưng Hà Vĩ chỉ đưa cậu ta 20.000 NDT. Số còn lại hắn chia cho bản thân, bác sĩ ᴘʜẫᴜ ᴛʜᴜậᴛ và những kẻ môi giới khác.
Ngay sau khi nhận tiền, Vương Thượng Côn vui sướng phát đ.iên và vội vàng đi mua iPhone 4 và iPad 2. Suốt cả quá trình Vương bán thận, bố mẹ cậu ta không hay biết gì.
Vết sẹo trên người Vương Thượng Côn
Bi kịch ập đến, nam sinh trả giá cho quyết định bồng bột
Sau khi trở về An Huy, Vương Thượng Côn đi học lại như bình thường. Thời gian đầu, nam sinh 17 tuổi không cảm thấy điều gì bất thường. Nhưng về sau, thân thể Vương dần không ổn. Trong lớp, Vương thường xuyên buồn ngủ, cả ngày uể oải, không có sức lực làm bất kỳ việc gì. Cuối cùng, cậu ta phải nghỉ học, nằm liệt giường ở nhà.
Dưới sự tra hỏi liên tục của bố mẹ, Vương khai ra chuyện bán thận. Tin tức này như sét đánh ngang tai với ông bà Vương. Cả hai lập tức đưa con trai đến bệnh viện kiểm tra và phát hiện con mình chỉ còn một quả thận trái. Đáng sợ hơn nữa, do ᴘʜẫᴜ ᴛʜᴜậᴛ chui, điều kiện an toàn, vệ sinh không đảm bảo nên vết mổ đã bị nhiễm trùng và ảnh hưởng sang quả thận trái.
Quả thận còn lại của Vương chỉ còn 1/4 chức năng bình thường. Trong cơn tuyệt vọng, ông bà Vương đã báo cảnh sát, đưa tất cả những kẻ liên quan ra tòa. 9 kẻ liên quan đến hoạt động mua bán trái phép bị bắt giữ, 5 kẻ trong số đó bị buộc ᴛộɪ ᴄố ý ɢâʏ ᴛʜươɴɢ ᴛíᴄʜ ᴠà ʙᴜôɴ ʙáɴ ɴộɪ ᴛạɴɢ. Còn gia đình Vương được bồi thường 1,47 triệu tệ (khoảng 5,2 tỷ đồng).
Những kẻ ʙᴜôɴ ʙáɴ ɴộɪ ᴛạɴɢ phải ra hầu tòa
Tuy nhiên số tiền đó không thể nào bù đắp lại sức khỏe cho Vương Thượng Côn. Do bị nhiễm trùng thận, Vương trở thành người khuyết tật cấp độ 3. Chức năng thận bị tổn hại nghiêm trọng nên suốt phần đời còn lại, nam sinh này chỉ có thể nằm trên giường bệnh.
10 năm đã trôi qua, cuộc sống của Vương Thượng Côn giờ bi đát vô cùng. Từ một thanh niên ưa nhìn, cao 1m91, Vương giờ gầy hom hem, chỉ nặng khoảng 45kg. Sức khỏe xuống dốc nên năm đó Vương phải bỏ học, sống dựa vào sự chăm sóc của gia đình và phải lọc máu thường xuyên, do thận không thể thực hiện chức năng này. Số tiền đền bù năm xưa cũng cạn kiệt vì chi phí mỗi lần chạy thận quá đắt đỏ.
Cuộc sống, công việc và hôn nhân của Vương đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi Vương không thể sống tự lập như một người trưởng thành. Chỉ vì lòng ham hư vinh nhất thời mà Vương làm hại chính bản thân và cả gia đình.
10 năm qua, thêm nhiều đời iPhone mới xuất hiện. Chiếc iPhone 4 năm nào giờ đã thành đồ cổ, bị người ta lãng quên nhưng câu chuyện của Vương Thượng Côn thì vẫn còn đó.
Hãy dạy con không đua đòi và coi trọng vật chất
Thực tế không chỉ có Vương Thượng Côn mà nhiều thanh thiếu niên ngày nay có lối sống đua đòi, quá coi trọng vật chất. Khi suy nghĩ không thấu đáo, họ dễ đưa ra những quyết định sai lầm như Vương. Để ngăn chặn điều này thì ngay từ khi con còn nhỏ, bố mẹ cần có sự dạy dỗ chu đáo.
Hãy dạy con không đòi hỏi, không chạy theo vật chất. Để làm được điều này, bố mẹ có thể bắt đầu bằng cách dạy con những điều nhỏ nhặt. Chẳng hạn như:
Cùng con thảo luận về tiền bạc: Bố mẹ hãy cho con biết, tiền không mọc từ trên cây mà phải nỗ lực, chăm chỉ để kiếm được. Theo một nghiên cứu của Viện Phát triển trẻ em Mỹ, việc được dạy về giá trị của tiền bạc từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ hình thành thói quen chi tiêu có trách nhiệm và có lối sống tiết kiệm khi trưởng thành.
Hạn chế tặng cho con những món quà thiên về vật chất: Một số nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ được bố mẹ tặng cho những món quà nặng về vật chất thường có xu hướng đòi hỏi nhiều hơn. Vì vậy, bố mẹ nên áp dụng cách tặng quà khác. Hãy tặng cho con những món quà mang giá trị tinh thần như lời khen, một chuyến đi chơi, đi dã ngoại,…
Dạy con về lòng biết ơn: Hãy dạy con lòng biết ơn khi được người khác giúp đỡ hay khi nhận được món quà nào đó. Điều này giúp con hiểu ra, món quà không phải từ trên trời rơi xuống. Lòng biết ơn, những suy nghĩ tích cực cũng khiến con ít nghĩ đến vật chất hơn.
Tự mình làm gương cho con: Nếu bố mẹ không ham vật chất thì con cũng tự khắc noi theo tính tốt đó. Vì vậy trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ hãy trở thành một tấm gương cho con. Đừng bao giờ ghen tị hay xì xào khi thấy người hàng xóm có món đồ đắt tiền mới. Bởi điều này sẽ làm sinh tính ganh tị, đua đòi của con.