Thời gian này, cộng đồng mạng đang xôn xao bàn luận về những nhận định liên quan đến bộ phim “Người phán xử” là nguyên nhân gia tăng t͟ộ͟i͟ ͟p͟h͟ạ͟m͟ ͟x͟ã͟ ͟h͟ộ͟i͟ ͟đ͟e͟n͟.

Thiếu tướng Lê Tấn Tới (chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội) lấy ví dụ về việc phim ảnh có thể khiến người xem nhận thức sai và bắt chước, tại cuộc họp góp ý cho dự thảo Luật điện ảnh (sửa đổi) vào ngày 14/9: “Sau khi chiếu Người phán xử, tình hình các băng ổ nhóm t͟ộ͟i͟ ͟p͟h͟ạ͟m͟ ͟x͟ã͟ ͟h͟ộ͟i͟ ͟đ͟e͟n͟ xảy ra rất nhiều”.

Nhiều người không đồng tình với phát ngôn này.

Nhà làm phim đi đến tận cùng cái xấu, cái ác là để cảnh tỉnh người xem chứ không phải để cổ xúy cho t͟ộ͟i͟ ͟p͟h͟ạ͟m͟ ͟phát triển.

Tại sao lại có những đánh giá không hay về bộ phim tử tế?

Nói với Tuổi Trẻ, khán giả Trần Hà Sơn (TP.HCM) bức xúc: “Tại sao lại có những đánh giá không hay khi bộ phim “Người phán xử” được làm tử tế, chiếu trên đài truyền hình quốc gia? Lấy ví dụ như thế là không điển hình. Nếu chiếu phim hoạt hình 24/24 trên tất cả các kênh trong một năm xem xã hội có tốt đẹp hơn không?”.

Anh Sơn cho rằng ví dụ điển hình hơn phải là các phim, vlog “yang hồ” chiếu tràn lan trên các kênh YouTube, TikTok nhảm vì rất dễ tiếp cận với trẻ nhỏ theo hướng tiêu cực. Ảnh hưởng tâm lý xuất phát từ nhận thức sai lệch nhỏ nhất về cuộc sống được tích tụ lâu dài. Khán giả này nói:

“Từ góc độ quản lý nhà nước, các quan chức nói ra thì phải rất chắc chắn về lời nói của mình, không thể chủ quan. Phát biểu phải dựa trên nghiên cứu khoa học, tâm lý học, về ảnh hưởng của phim ảnh lên tâm lý con người, chứ không thể nói theo suy tưởng của bản thân”.

Biên kịch Stefanie Võ (phim truyền hình Cây táo nở hoa) bày tỏ quan điểm: “Đối tượng khán giả của phim Người phán xử chắc chắn không phải trẻ em, mà là những người trưởng thành có đầy đủ khả năng nhận thức và kiểm soát hành vi.

Tôi cho rằng nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất bởi tác động của phim ảnh là trẻ em vị thành niên, vì nhận thức và trải nghiệm xã hội còn hạn chế. Đây mới là nhóm cần được quan tâm nhất trong các điều luật về kiểm duyệt các sản phẩm văn hóa nghệ thuật”.

Nhiều người xem dẫn ra nhân vật Phan Quân (NSND Hoàng Dũng đóng) trong “Người phán xử” được khán giả yêu mến, nhưng là vì các phẩm chất tốt đẹp chứ không phải vì là trùm x͟ã͟ ͟h͟ộ͟i͟ ͟đ͟e͟n.

Những phẩm chất của Phan Quân như yêu thương gia đình, trọng tình nghĩa, thông minh, quyết đoán… đều hướng thiện. Bên cạnh đó, việc xây dựng nhân vật đa chiều, phức tạp về tâm lý cũng giúp phát triển thẩm mỹ xem phim của khán giả.

Đi đến tận cùng cái ác để hướng thiện

Diễn viên Trung Anh (vai Lương Bổng – phim Người phán xử) cho rằng phim “Người phán xử” chỉ phơi bày mặt trái của xã hội chứ không đề cao, cổ xúy.

Rõ ràng trong hiện thực xã hội có b͟ă͟n͟g͟ ͟đ͟ả͟n͟g͟ ͟x͟ã͟ ͟h͟ộ͟i͟ ͟đ͟e͟n͟ như thế và đến khi làm phim chúng tôi mới hiểu hơn. Đưa các tình tiết ấy vào phim là để phơi bày cái ác, cái xấu cho người xem nhận thức được mức độ ảnh hưởng mà cảnh giác, tránh xa chứ không phải đề cao nó.

Anh nói thêm so với bản gốc của Israel, phim “Người phán xử” đã được đội ngũ làm phim bỏ đi nhiều tình tiết về t̸ộ̸i̸ ̸p̸h̸ạ̸m̸,̸ ̸b̸ạ̸o̸ ̸l̸ự̸c̸,̸ ̸t̸ì̸n̸h̸ ̸d̸ụ̸c̸ và phải cân đo đong đếm rất nhiều để phù hợp với khán giả Việt Nam.

Cũng theo diễn viên Trung Anh, bộ phim không chỉ có mỗi câu chuyện về t̸ộ̸i̸ ̸p̸h̸ạ̸m̸, mà vấn đề về giá trị gia đình cũng được làm bật lên. Các câu nói về gia đình, sự gắn kết tình thân của nhân vật Phan Quân cũng được khán giả yêu thích.

Nhân vật Lương Bổng đến cuối phim cũng lựa chọn việc tự kết thúc cuộc sống, đó là cái giá phải trả cho những sự dằn vặt từ bên trong của ông ấy sau những gì bản thân đã làm. Vì thế nên bộ phim đến cuối cùng vẫn giữ được giá trị nhân văn cốt lõi mà con người hướng tới.

Đạo diễn Dũng Nghệ (phim Ngũ Hợi tấn hỉ) nhận định: “Theo quan điểm của tôi, góc nhìn trong phát ngôn về “Người phán xử” khá một chiều, nếu như không muốn nói là rất phiến diện.

Phim điện ảnh và truyền hình làm về đề tài hình sự không thể cứ tập trung xây dựng hình ảnh “người tốt, việc tốt” như phim khoa giáo được. Các nhà làm phim đi đến tận cùng cái xấu, cái ác là để cảnh tỉnh người xem, để hướng đến cái thiện, chứ không phải để cổ xúy hay tạo cảm hứng cho t̸ộ̸i̸ ̸p̸h̸ạ̸m̸ phát triển”.

Đạo diễn Dũng Nghệ cho rằng các nhà làm luật, khi góp ý dự thảo cho Luật điện ảnh, nếu không đặt mình vào vị trí người sáng tác thì cũng đặt mình vào vị trí khán giả để có cái nhìn thoáng hơn.

Bởi khán giả luôn có nhu cầu tiếp cận sự mới mẻ về nội dung lẫn hình thức trong văn hóa nghệ thuật. Luật cần bám vào đời sống mới có thể thúc đẩy sự phát triển của phim ảnh nước nhà.

Chúng tôi đã cố gắng liên lạc với thiếu tướng Lê Tấn Tới để nghe thêm quan điểm của ông nhưng không liên lạc được.