- Mức độ sử dụng mạng xã hội: Mạng xã hội là một phần của cuộc sống thường nhật đối với Thế hệ Z và đang ngày càng thúc đẩy hoạt động kinh tế của thế hệ này. 80% cho biết họ sử dụng mạng xã hội nhiều lần trong ngày. 70% cho biết họ đã mua các sản phẩm mà họ tìm thấy được trên mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook và Tik Tok.
- Thanh toán hóa đơn: Mức độ sử dụng tiền mặt đang giảm dần nhưng vẫn còn được dùng đến. Ví di động đang chiếm ưu thế: đây là phương thức thanh toán phổ biến nhất tại 5 trong số 13 quốc gia được khảo sát.
- Thói quen mua sắm: Zoomer là một thế hệ những người mua sắm. Hoạt động mua sắm chiếm phần lớn nhất trong chi tiêu của họ – lớn hơn nhiều so với các hoạt động giải trí, sự kiện và ăn uống.
LONDON và SINGAPORE, 14/06/2022 /PRNewswire/ — Để đạt được tăng trưởng và thành công trong năm 2030, các doanh nghiệp giờ đây phải bắt đầu nắm bắt được thói quen sống, mua sắm và tài chính của Thế hệ Z hoặc Zoomer (người tiêu dùng từ 16 đến 24 tuổi) – và chấp nhận rằng họ rất khác so với các thế hệ trước. Bộ phận dân số này là những người chưa bao giờ biết đến cuộc sống không có internet và điện thoại thông minh, hiện đại diện cho nhóm dân số lớn nhất trên trái đất, chiếm gần 2,5 tỷ người, vượt qua thế hệ Millennial vào năm 2019.
Đó là lý do tại sao Thunes, nền tảng thanh toán toàn cầu, đã tiến hành một nghiên cứu toàn cầu về các Zoomer để có được cái nhìn sâu sắc về sở thích mua sắm, xã hội và thanh toán của họ. Thunes đã phỏng vấn 6.500 người trong độ tuổi từ 16 đến 24 từ 13 quốc gia phát triển và mới nổi.
Giám đốc điều hành của Thunes, Peter De Caluwe cho biết: “Đối với nhiều người, Thế hệ Z là một thế hệ bị hiểu sai và bị coi nhẹ. Đây là thế hệ mà “quay số” và “máy tính để bàn” là những từ vô nghĩa và họ không phải là những người chỉ nghĩ “thiết bị di động là ưu tiên hàng đầu”, mà họ sống và hít thở trong các ứng dụng, mạng xã hội, nền tảng và sắp tới là vũ trụ ảo. Chúng ta cần bắt đầu nhìn nhận thế hệ này một cách nghiêm túc vì doanh thu và kế hoạch chiến lược của nhiều doanh nghiệp – đặc biệt là những doanh nghiệp phát triển dựa vào tốc độ tăng trưởng nhanh – đang phụ thuộc vào họ”.
Ông cho biết thêm: “Chúng tôi biết rằng mạng xã hội sẽ là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của Thế hệ Zoomer, nhưng điều mà cuộc khảo sát của chúng tôi tìm ra được là mức độ mà họ đang thúc đẩy hoạt động chi tiêu trong nhóm dân số này. Một khía cạnh quan trọng khác trong cuộc sống của họ mà chúng tôi muốn tìm hiểu là mối quan hệ của họ với tiền bạc và tình cảm của họ đối với các phương thức thanh toán trên thiết bị di động. Là một công ty đón nhận sự đa dạng của các phương thức thanh toán và xây dựng cơ sở hạ tầng thanh toán thế hệ tiếp theo cho thế giới, chúng tôi sẽ sử dụng những thông tin chuyên sâu này để định hình các giải pháp và khả năng thanh toán của chúng tôi cho rất nhiều doanh nghiệp internet mà chúng tôi phục vụ”.
Ví di động đang tạo nên cơn sốt, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi mà trước đây tại các thị trường này thì rất khó để tiếp cận các tài khoản ngân hàng và các dịch vụ tài chính thông thường. Các nhà cung cấp dịch vụ di động đã và đang dẫn đầu cuộc cách mạng thanh toán điện tử tại châu Á, đồng thời tại châu Phi, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn cũng cung cấp nhiều giải pháp thanh toán điện tử tương tự.
- Mạng xã hội: Mạng xã hội có sức ảnh đến Thế hệ Z lớn hơn bất cứ thế hệ nào. Tại các thị trường mới nổi, 3/4 số Zoomer cũng check in nhiều lần mỗi ngày, trong đó 2/3 cho biết họ thường mua những sản phẩm tìm thấy trên mạng trước tiên. Mạng xã hội không còn đơn thuần là nơi Thế hệ Z tiêu tiền mà ngày càng nhiều người kiếm tiền từ đây với vô vàn phương thức kiếm tiền từ nội dung do TikTok, YouTube, Patreon, Clubhouse và Twitch cung cấp.
- Ví di động và Quản lý tiền: Thế hệ Z không mấy mặn mà với các sản phẩm tài chính truyền thống – có thể là tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng. 62% Thế hệ Z hoàn toàn không sở hữu bất kỳ tài khoản ngân hàng nào. Tuy nhiên, số lượng ví di động lại đang phát triển nhanh chóng và ở một số thị trường mới nổi, gần 50% Zoomer hiện sử dụng loại tài khoản này.
- Mua sắm: Khoản chi tiêu của Zoomer cho mua sắm trực tuyến có tỷ lệ nhỉnh hơn (19%) so với hoạt động giao lưu, ăn uống và giải trí.
- Nhu cầu dùng tiền mặt giảm nhưng không biến mất: Khoảng 25% số Zoomer tại các thị trường phương Tây hầu như không bao giờ sử dụng tiền mặt. Tiền mặt vẫn chiếm vị trí quan trọng trong chi tiêu ngoại tuyến tại các thị trường mới nổi nhưng ảnh hưởng của loại hình này đang suy giảm.
- Chú trọng Thương hiệu và UX: Một trong những động lực chính thúc đẩy Zoomer lựa chọn phương thức mua hàng và thanh toán là uy tín của thương hiệu. Uy tín đã trở thành yếu tố hàng đầu khi lựa chọn phương thức thanh toán chính tại 7 quốc gia.
Khi thế giới chuyển mình sang không gian trực tuyến, các nền tảng mạng xã hội, nội dung và giải trí, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán và thương hiệu tiêu dùng mong muốn tận dụng được Zoomer và thói quen chi tiêu trực tuyến của họ đều phải xem xét tất cả các yếu tố trên. Yếu tố tác động đến Thế hệ Z đầu tiên không phải là giá cả, phạm vi hay thậm chí sự khan hiếm, mà chính vòng kết nối xã hội của họ, mức độ tương tác với thương hiệu trực tuyến và các tùy chọn thanh toán mới mẻ, tiện lợi và đáng tin cậy mới là yếu tố Thế hệ Z quan tâm.
Ông Peter De Caluwe phát biểu: “Không nhận ra tầm ảnh hưởng tiềm năng của những công dân số Thế hệ Zoomer có thể là nguyên nhân khiến một thương hiệu từng bán chạy phải chứng kiến sự sụt giảm về doanh số”.
Liên kết tới báo cáo hoàn chỉnh
Thông tin liên hệ cho tổ chức truyền thông: Sylvia McKaige, [email protected]