Ngoài đời thật khó ai m.ấ.t m.ạ.n.g như Chu Du, nhưng cảm xúc tiêu cực tự hạ thấp bản thân mình, tạo áp lực bằng cách so sánh với người khác sẽ khiến chúng ta ngày càng mệt mỏi và không thể phát triển được.

“Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị” Người luôn đố kỵ với người khác là những người hay phải chịu phiền não và thua thiệt. Những cái mà họ cho là động lực hơn người ấy đôi khi lại là con dao hai lưỡi quay lại chĩa mũi nhọn vào họ: có thể họ sẽ tiến lên, nhưng những tổn thất không phải lúc nào cũng nhìn thấy được.

Có lẽ ít người cảm thấy xa lạ về câu chuyện của Chu Du. Trong tiểu thuyết kinh điển Tam quốc Diễn nghĩa của La Quán Trung, nhân vật Chu Du được mô tả là vị tướng tài, có uy tín trong toàn quân nhưng lại có nhược điểm là đố kỵ, vì thua kém tài Gia Cát Lượng nên luôn tìm cách hãm hại nhân vật này.

Tình tiết hư cấu không có trong sử sách nhưng được nhắc đến trong Tam Quốc Diễn Nghĩa đã mô tả về cái c.h.ế.t của Chu Du: bị Gia Cát Lượng bày kế chọc tức ba lần, khiến vết thương tái phát, hộc m.á.u mà c.h.ết. Trước khi c.h.ế.t Chu Du còn ngửa cổ lên trời mà than rằng “Trời đã sinh ra Du, sao còn sinh ra Lượng”. Cái c.h.ế.t nổi tiếng của nhân vật này để lại cho người đời bài học sâu sắc về hậu quả của sự đố kỵ.

Cái chết uất nghẹn của Chu Du và bài học về lòng đố kị trăm năm sau vẫn còn nguyên giá trị - Ảnh 1.

Đố kỵ tàn phá con người nhiều hơn là mang lại động lực

Đố kỵ là đặc tính tiêu cực trong tính cách của con người. Đố kỵ xuất hiện ở mọi nơi, làm cho cuộc sống của chúng ta cảm thấy mệt mỏi vì luôn chạy theo bề nổi, những điều người khác có mà chúng ta không có.

Thực ra đố kỵ vừa đủ sẽ tạo động lực khiến con người có động lực để phấn đấu. Vì không muốn thua kém người khác nên ra sức cố gắng, tập trung tinh thần. Và quả thực một phần nhỏ những người đố kị cũng đạt được thành tựu nào đó sau khi cố gắng rất nhiều.

Nhưng đố kỵ t.à.n p.h.á con người nhiều hơn chúng ta tưởng. Sau làn sóng “con nhà người ta” – nói lên một thực trạng khi các bậc phụ huynh luôn nhìn vào những thành tích của con nhà người khác để làm thước đo cho con mình, từ đó gò ép khiến cuộc sống của bọn trẻ vô cùng áp lực. Nhiều bậc phụ huynh đã lên tiếng: muốn cho con mình sống một cuộc sống bình thường, hạnh phúc, không cần phải giống “con nhà người ta”.

Giờ đây chẳng khó khăn gi khi vào mạng xã hội như Facebook chúng ta lại thấy bạn bè cùng lứa tuổi hay những người quen “khoe” cuộc sống sang chảnh, trong lòng chúng ta cảm thấy như thế nào? Người lặng lẽ thì chỉ nhấn like rồi lướt qua, nhưng có những người rất hay bỏ lại những bình luận có phần ác ý. Nguyên nhân sâu xa cũng chỉ vì sự đố kỵ, thấy người khác sống sung sướng hơn thì lại nghĩ là do may mắn, do sinh ra đã “ngậm thìa vàng”, số hưởng…Thực ra thì mạng xã hội đâu có thể phản ánh được hết những góc khuất phía sau mỗi con người. Đôi khi những trưng diện trên mạng chỉ là sự hào nhoáng nhất thời, là để người đăng bài che giấu đi sự thiếu tự tin của họ, ở một góc nào đó trong tâm hồn.

Ai cũng có một giá trị riêng, hãy ngưng so sánh với người khác

Khi đố kỵ chúng ta cũng giống như Chu Du, dù Chu Du vốn đã rất hơn người, nhưng vì sự thua kém Gia Cát Lượng mà hủy hoại bản thân. Ngoài đời thật khó ai m.ấ.t m.ạ.n.g như Chu Du, nhưng cảm xúc tiêu cực tự hạ thấp bản thân mình, tạo áp lực bằng cách so sánh với người khác sẽ khiến cho chúng ta ngày càng mệt mỏi.

Hãy tìm ra điểm mạnh của bản thân và ngừng so sánh với người khác. Những điều người khác hơn chúng ta, hãy ngưỡng mộ và học hỏi họ. Nếu không làm được, hãy dừng lại, tìm điểm mạnh của mình để phát huy, vì chắc chắn chúng ta cũng có những ưu điểm mà người khác vô cùng ngưỡng mộ.